Hội nghị trực tuyến toàn quốc về phòng chống HIV/AIDS

02:12, 01/12/2020

(LĐ online) - Sáng 1/12, nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về phòng chống HIV/AIDS với sự tham dự của 3.000 đại biểu thuộc các điểm cầu của 63 tỉnh, thành phố và quận, huyện trong toàn quốc.

* Việt Nam có tốc độ giảm HIV/AIDS nhanh nhất trong khu vực
 
(LĐ online) - Sáng 1/12, nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về phòng chống HIV/AIDS với sự tham dự của 3.000 đại biểu thuộc các điểm cầu của 63 tỉnh, thành phố và quận, huyện trong toàn quốc.
 
Tại điểm cầu UBND tỉnh Lâm Đồng, BSCKII Nguyễn Đức Thuận -Giám đốc Sở Y tế -Phó Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, phòng chống AIDS và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh Lâm Đồng, chủ trì hội nghị
Tại điểm cầu UBND tỉnh Lâm Đồng, BSCKII Nguyễn Đức Thuận -Giám đốc Sở Y tế -Phó Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, phòng chống AIDS và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh Lâm Đồng, chủ trì hội nghị
 
Tại điểm cầu UBND tỉnh Lâm Đồng, BSCK II Nguyễn Đức Thuận –Giám đốc Sở Y tế -Phó Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, phòng chống AIDS và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh Lâm Đồng, chủ trì hội nghị. 
 
Hội nghị đã báo cáo tổng kết 30 năm phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam và mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS. Theo Bộ Y tế, năm 2020, ước Việt Nam có khoảng 230.000 người nhiễm HIV, đứng thứ 4 Đông Nam Á. Mỗi năm có khoảng 10.000 người nhiễm HIV mới, còn xa để đạt mục tiêu chấm dứt đại dịch (với chỉ tiêu phát hiện dưới 1.000 trường hợp HIV mới/năm). Các hành vi nguy cơ diễn biến phức tạp; lây truyền qua đường tình dục gia tăng; tỷ lệ nhiễm HIV gia tăng nhanh trong nhóm người đồng giới. Hiệu quả điều trị tốt, giảm tử vong, số người nhiễm HIV tích lũy tiếp tục tăng cao, cần được chăm sóc, điều trị thường xuyên, liên tục, suốt đời.
 
Việt Nam cam kết chính trị mạnh mẽ từ Nghị quyết 20-NQ/TW (năm 2017) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng xác định mục tiêu cơ bản chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030; Quốc hội thông qua Luật Phòng chống HIV/AIDS sửa đổi (ngày 16/11/2020); Quyết định 1246/QĐ-TTg ngày 14/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Trong đó, đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để giảm số người mới nhiễm HIV và tử vong liên quan AIDS, chấm dứt dịch AIDS tại Việt Nam vào năm 2030, giảm tối đa tác động của dịch HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Phấn đấu đáp ứng đủ nhu cầu kinh phí cho phòng chống HIV/AIDS. Định hướng ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước các cấp tập trung cho các hoạt động can thiệp giảm hại, dự phòng lây nhiễm HIV, giám sát dịch, truyền thông, can thiệp cho nhóm đối tượng ưu tiên. Các bộ, ngành, cơ quan trung ương chủ động bố trí ngân sách cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để thực hiện các nhiệm vụ được giao. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có kế hoạch hoặc đề án bảo đảm tài chính thực hiện mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS. Mở rộng điều trị HIV/AIDS do Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả theo quyền lợi của người bệnh tham gia bảo hiểm y tế; có cơ chế phù hợp để 100% người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế. Tiếp tục vận động, điều phối và sử dụng hiệu quả các nguồn tài trợ quốc tế cho phòng chống HIV/AIDS. Tăng cường sự tham gia của các cá nhân, tổ chức xã hội, khu vực tư nhân, người nhiễm HIV tham gia đầu tư và cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS. 
 
Hiện nay, cả nước có 1.300 cơ sở xét nghiệm sàng lọc HIV; 170 phòng xét nghiệm khẳng định tại 63/63 tỉnh, thành phố. Mỗi năm có khoảng 2,5 triệu -3 triệu mẫu xét nghiệm HIV (tăng gấp 20 lần so với giai đoạn trước 2010), phát hiện 8.000 -10.000 người nhiễm HIV mới. Mạng lưới 446 cơ sở điều trị (ARV) và 652 Trạm y tế xã cấp phát thuốc ARV, Trại giam, Y tế tư nhân cũng tham gia… 150.000 bệnh nhân HIV/AIDS (75% số người nhiễm HIV được phát hiện) điều trị ARV ngay khi phát hiện nhiễm HIV, điều trị ARV trong ngày; cấp phát thuốc ARV 3 tháng, tuân thủ ARV sau 12 tháng đạt 88%. Tải lượng Virus: Dưới ngưỡng ức chế (<1000) đạt trên 96% (Việt Nam là 1 trong 4 nước gồm Đức, Thụy Sĩ, Anh đạt chỉ tiêu này trên toàn cầu). 
 
Năm 2008 Việt Nam thí điểm điều trị Methadone tại TP HCM và Hải Phòng, đến nay tại 63 tỉnh, thành có 52.000 bệnh nhân điều trị Methadone tại 340 cơ sở. Hiệu quả giúp giảm lây nhiễm HIV, góp phần phát triển kinh tế gia đình, xã hội và đảm bảo an ninh, trật tự xã hội. Điều trị phơi nhiễm cho nam quan hệ tình dục đồng tính (PrEP) trên 13.000 trường hợp, giảm 98% nguy cơ nhiễm HIV. Truyền thông cũng đã góp phần giảm kỳ thị phân biệt đối xử trong cơ sở y tế. Số cơ sở cung cấp dịch vụ cơ bản về dự phòng lây truyền HIV mẹ sang con tăng từ 107 (năm 2006) lên 226 điểm (năm 2016). Từ năm 2016, các can thiệp về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được lồng ghép vào hệ thống chăm sóc sức khỏe sinh sản. Khoảng 50% số phụ nữ mang thai được làm xét nghiệm HIV hàng năm. Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con ở những trẻ được điều trị dự phòng bằng ARV liên tục giảm từ 2012 đến nay, trong 4 năm gần đây đều dưới mức 2,5%. Hơn 60.000 bệnh nhân đã chuyển sang điều trị ARV từ nguồn BHYT. Số nhiễm HIV, mắc AIDS, tử vong liên quan AIDS giảm 2/3 trong 15 năm qua.
 
Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV và AIDS (UNAIDS) đánh giá VN có tốc độ giảm HIV/AIDS nhanh nhất trong khu vực. Tránh được 0,5 triệu người nhiễm HIV và 200 ngàn người tử vong do AIDS. Khống chế tỷ lệ HIV cộng đồng dưới 0,3%. Giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
 
AN NHIÊN