Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

02:01, 07/01/2022
(LĐ online) - Sáng ngày 07/01/2022, Kỳ họp bất thường lần thứ nhất - Quốc hội khóa XV tiếp tục chương trình làm việc để tiến hành thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. 
 
Ông Trần Đình Văn – Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh tham gia góp ý thảo luận
Ông Trần Đình Văn – Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh tham gia góp ý thảo luận
 
Tại điểm cầu Lâm Đồng tham dự và chỉ trì có ông Trần Đình Văn – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, ông K’ Mak – UVBTV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, cùng dự có ĐBQH – Tiến sĩ Trịnh Thị Tú Anh, cuung2 đại diện các phòng, Ban, sở, ngành liên quan cùng dự. 
 
Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến về một số chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình, cụ thể: Chương trình xác định khung những vấn đề trọng tâm, cần tập trung giải quyết, bao gồm 05 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu với quy mô thực hiện dự kiến trong năm 2022-2023 như sau: (1) Mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh (60 nghìn tỷ đồng); (2) Bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm (53,15 nghìn tỷ đồng); (3) Hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh (110 nghìn tỷ đồng); (4) Phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển (113,85 nghìn tỷ đồng); (5) Cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Ngoài ra, huy động từ các Quỹ tài chính ngoài NSNN khoảng 10 nghìn tỷ đồng. 
 
Các Đại biểu Quốc hội tại các điểm cầu toàn quốc đã thảo luận về nhiều nội dung quan trọng,  bức xúc, được dư luận, cử tri và nhân dân cả nước quan tâm: Đại biểu kiến nghị tăng gói  kinh phí hỗ trợ thuê nhà trọ cho công nhân, dành kinh phí hỗ trợ xét nghiệm đi lại hỗ trợ tư vấn việc làm khi người lao động di làm việc trở lại. Sóng và máy tính cho em,  có phù hợp nữa hay không, khi cac1em từng bước đến trường học tập trung , sạt lở bờ sông cần đầu tư lâu dài cho cả miền Tây Nam Bộ. Có đại biểu nêu cần hạn chế vốn vay nước ngoài vì khả năng trả nợ rất khó. Gói 14 ngàn tỷ cần có trọng tâm, trọng điểm. Dự án cao tốc Biên Hhoa2 – Vũng Ttau2 dược chính phủ phê duyệt đầu tư 19 ngàn tỷ, ,khó khăn tài chính, kéo  dài chậm trễ trong triển khai đề án. Người dân, người nghèo, người yếu thế rất cần trợ giúp về pháp lý từ goii1 hỗ trợ nhà nước, cần bổ sung vào dự thảo để đáp ứng nhu cầu xã hội vì dich Covid – 19 đã ảnh hưởng rất lớn đến đối tượng này, kéo dài gây nên khó khăn trong đời sống như vi phạm pháp luật, tranh chấp tài sản, phát sinh tệ nạn… Đại biểu đề nghị bổ sung trong tiêu đề thêm chữ “ dịch Covid – 19” để nhắc nhở mọi người phải quan tâm, đồng  lòng, phải cho thấy tầm nhìn của Quốc hội, Chính phủ khi dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp, kéo dài. Cần tập trung coi chuyển đổi số là giải pháp phù hợp trong giai đoạn phòng chống dịch Covid – 19 dài hơi mang lại nhiều tiện ích cho người dân, doanh nghiệp,  tiết kiệm ngân sách…

 

Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Lâm Đồng trong phiên thảo luận sáng 7/1
Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Lâm Đồng trong phiên thảo luận sáng 7/1
 
Đại biểu Trần Đình Văn góp ý: Các giải pháp tài khoá, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được đưa vào dự thảo Nghị quyết khá tổng thể, toàn diện, đầy đủ từ quan điểm, mục tiêu, các giải pháp, phương án huy động nguồn lực, thí điểm cơ chế đặc thù, tổ chức thực hiện và giám sát.
 
Do tính chất cấp bách của tình hình thực tiễn, đòi hỏi nội dung các cơ chế đặc thù trong dự thảo Nghị quyết cần được quy định cụ thể, rõ ràng, bảo đảm thi hành được ngay, không phải “chờ” văn bản hướng dẫn thi hành. 
 
Về Điều 3 của dự thảo đề nghị Chính phủ cần: (1) xác định nhu cầu kinh tế từ doanh nghiệp, người dân, việc làm, lao động để đưa ra khung chính sách cho phù hợp hơn; (2) cần lượng hóa, đánh giá tác động thêm về lạm phát và (3) cần có sự phối hợp tốt hơn nữa giữa giải pháp “tài khóa” với giải pháp “tiền tệ”. 
 
Đối với giải pháp tài khóa quy định tại khoản 1, Điều 3
 
Còn có nhiều điểm chưa hợp lý khi quy định mức giảm thuế giá trị gia tăng (điểm a, khoản 1 của Điều 3). Cụ thể như sau: 
 
Thứ nhất, mức giảm có thể thấp hơn nữa, việc giảm từ 10% xuống còn 9% là chưa thực sự phù hợp, Chính phủ cần có sự đánh giá lại ở điểm này. 
 
Thứ hai, điều kiện giảm đối với nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% là thiếu chính xác bởi vì nhiều ngành dịch vụ ngân hàng hiện nay không áp dụng mức 10%.
 
Do đó, cân nhắc mở rộng phạm vi và tăng mức giảm, đặc biệt, giảm thuế giá trị gia tăng mạnh hơn cho ngành dịch vụ, mặt hàng thiết yếu. Bởi vì, làm được điều này, chúng ta vừa kích thích thị trường, vừa hỗ trợ cho cả cung - cầu, mang lại giá trị cho xã hội rất tốt. Hơn nữa, đây cũng là giải pháp dễ thực hiện hơn so với giải pháp khác.
 
Bên cạnh đó, chính sách tài khóa cần xác định rõ đối tượng được ưu tiên vào thời điểm nhất định. Ở giai đoạn hiện tại, tập trung cho y tế và phát triển kết cấu hạ tầng là nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể như sau: 
 
Thứ nhất, chi cho phòng, chống dịch là điều kiện tiên quyết để phục hồi kinh tế và do đó là khoản chi tất yếu. Tuy nhiên, chi cho phòng, chống dịch cần tính thêm khoản chi cho mua vắc-xin (tới đây không còn được viện trợ) và mua thuốc chữa trị Covid-19. Khoản chi này nên tách riêng thành một điểm riêng, không nên nằm trong quy định về chi đầu tư phát triển. Cùng với đó, cần phải tiến tới xã hội hóa tiêm vaccines và điều trị Covid để giảm gánh nặng cho Ngân sách nhà nước, đồng thời, phải chủ trương xem Covid là một bệnh đặc hữu, từ đó, cho phép sự vào cuộc của y tế tư nhân.
 
Thứ hai, đây là thời điểm vàng cho đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng thiết yếu như giao thông vận tải. Tận dụng lưu lượng đi lại của khách du lịch và người dân ít, nên tạo đột phá trong kết cấu hạ tầng. Với định hướng đó, cần xác định tăng đầu tư công tập trung cho phát triển kết cấu hạ tầng, từ đó, có thể tạo ra công ăn việc làm, tạo ra dịch vụ cho xã hội, cuối cùng, sẽ đạt được đáp ứng mục tiêu kích cầu.
 
 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
 
Buổi chiều, Quốc  hội tiếp tục thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ.
 
 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
 
NGUYỆT THU