Kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ giám sát

06:05, 09/05/2022
MTTQ Việt Nam tỉnh triển khai thực hiện, từng bước nâng cao hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nhiệm vụ công tác Mặt trận. Một trong những giải pháp kinh nghiệm được MTTQ đưa ra đó là lựa chọn những nội dung, vấn đề bức xúc mà xã hội đang quan tâm có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, đoàn viên và Nhân dân để xây dựng kế hoạch triển khai công tác giám sát và phản biện xã hội. Qua đó, phần nào đáp ứng nguyện vọng chính đáng của Nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị địa phương.
 
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực phát biểu chỉ đạo tại buổi giám sát ở Lâm Đồng
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực phát biểu chỉ đạo tại buổi giám sát ở Lâm Đồng
 
Ngay sau khi có Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã lãnh đạo các cấp ủy Đảng trong tỉnh tăng cường công tác quán triệt, triển khai công tác giám sát và phản biện xã hội
 
MTTQ Việt Nam tỉnh triển khai thực hiện, từng bước nâng cao hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nhiệm vụ công tác Mặt trận. Từ năm 2013 - 2021, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổ chức 25 chuyên đề giám sát.
 
Điển hình như giám sát thực hiện chính sách, pháp luật đối với người có công thông qua tổng rà soát thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng; Giám sát thực hiện khoán kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội ở xã, phường, thị trấn và thôn, tổ dân phố theo Nghị quyết số 87/2013/NQ-HĐND ngày 5/12/2013 của HĐND tỉnh; Giám sát thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất tại các xã nghèo theo chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đến năm 2015 theo Quyết định số 20/2013/QĐ-UB ngày 2/4/2013 của UBND tỉnh; Giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; Giám sát việc thực hiện chính sách đối với Người cao tuổi theo Luật Người cao tuổi; Giám sát công tác bình xét hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ; Giám sát việc huy động, quản lý, sử dụng vốn trong xây dựng nông thôn mới ở các huyện, thành phố và một số các xã, phường, thị trấn...
 
Ngoài ra, MTTQ phối hợp với Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng, HĐND tỉnh, các đoàn thể chính trị - xã hội, các sở, ngành giám sát 72 chuyên đề về việc thực hiện các chính sách của Nhà nước, HĐND, UBND tỉnh... Việc giám sát được thực hiện theo các bước quy định, trong đó, đã chú trọng tăng cường giám sát thông qua hình thức xem xét, nghiên cứu văn bản. Các kiến nghị sau giám sát được các cấp, các ngành liên quan chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời, báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh để tổng hợp, theo dõi. Qua đó, cho thấy vai trò, hiệu quả công tác giám sát của MTTQ ngày càng được nâng lên, được cấp ủy, chính quyền đánh giá cao và quan tâm chỉ đạo, phối hợp triển khai thực hiện.
 
Ông Ngô Sách Thực - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm của Lâm Đồng cũng như một số tỉnh khác về kinh nghiệm khi giám sát phản biện đó là: Cần có sự chỉ đạo kịp thời của cấp ủy, sự phối của chính quyền các cấp trong các hoạt động giám sát, phản biện xã hội. Phối hợp lựa chọn nội dung giám sát, phản biện xã hội phải phù hợp với nguyện vọng Nhân dân, điều kiện, năng lực của MTTQ và yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ sở. MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội phải chủ động nội dung, lực lượng giám sát, phản biện xã hội phù hợp; chọn nội dung để giám sát và phát động quần chúng có tính xã hội cao, tác động đến ý thức của người dân tham gia hoạt động giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội.
 
Theo đó, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực cũng chỉ đạo và nhấn mạnh: MTTQ và các đoàn thể cần chủ động lựa chọn những nội dung, vấn đề bức xúc mà xã hội đang quan tâm có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, đoàn viên và Nhân dân để xây dựng kế hoạch triển khai công tác giám sát và phản biện xã hội; trong đó quan tâm, chú trọng lựa chọn phương pháp giám sát, phản biện phù hợp. Mặt khác, cần thường xuyên quan tâm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kiến nghị giám sát, phản biện của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đối với các đối tượng được giám sát. Đây là một trong những nội dung đánh giá hiệu quả của công tác giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
 
NGUYỆT THU