Đoàn Giám sát Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Lâm Đồng về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

01:07, 26/07/2022
* Người đứng đầu các đơn vị, địa phương quan tâm chú trọng, chỉ đạo quyết liệt việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
 
(LĐ online) - Sáng ngày 26/7, Đoàn công tác số 1 của Đoàn giám sát Quốc hội khóa XV do Thượng tướng Trần Quang Phương, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Lâm Đồng về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021. Cùng tham dự có bà Nguyễn Thúy Anh - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban xã hội của Quốc hội, Phó Trưởng đoàn giám sát; đại diện lãnh đạo Ủy ban Tài chính ngân sách, Ủy ban pháp luật, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban Văn hóa - giáo dục, quốc phòng - an ninh, ĐBQH thành phố Hà Nội, đại diện Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng, HĐND tỉnh.
 
Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội - Trưởng đoàn giám sát phát biểu ghi nhận đánh giá cao công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của tỉnh Lâm Đồng.
Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội - Trưởng đoàn giám sát phát biểu ghi nhận đánh giá cao công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của tỉnh Lâm Đồng.
 
Phía tỉnh Lâm Đồng, tham dự đồng chủ trì có ông Trần Văn Hiệp - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan, lãnh đạo thành phố Đà Lạt cùng tham dự.
 
Phát biểu tại buổi làm việc, Trưởng đoàn giám sát - Thượng tướng Trần Quang Phương - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị: tỉnh báo cáo những kết quả cụ thể, những tồn tại, bất cập, nguyên nhân và kiến nghị đề xuất nhằm tiếp tục làm tốt công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn tới. Đề nghị xem xét theo thẩm quyền trong việc cụ thể hóa thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Rà soát các nội dung thực hiện tiết kiệm chống lãng phí mà trọng tâm là thu chi ngân sách nhà nước, quản lý tài sản nhà nước, nhà đất công vụ, trụ sở làm việc, tài sản gắn liền với đất, máy móc trang thiết bị, quản lý đất đai, kháng sản, quản lý lao động, việc sắp xếp tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế nhằm thực hiện có hiệu lực hiệu quả …Xung quanh việc thực hiện kết luận của cơ quan thanh tra nhà nước. Thanh tra kiểm tra xử lý trách nhiệm công vụ. Đề nghị lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng Tập trung vào vấn đề then chốt, cốt lõi, thuộc trách nhiệm trong quá trình chỉ đạo thực hiện.
 
Chủ trì buổi làm việc
Chủ trì buổi làm việc
 
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Trần Văn Hiệp - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã báo cáo tóm tắt, giải trình một số nội dung thuộc thẩm quyền theo yêu cầu của Đoàn giám sát. 
 
Cụ thể, về tiếp tục thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và các đề án cơ cấu ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả; chống lãng phí trong sử dụng các nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, góp phần đưa tổng sản phẩm trên địa bàn toàn tỉnh (GRDP) bình quân 5 năm đạt 8,0 - 9,0%/năm; GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 70 - 73 triệu đồng. Tổng sản phẩm trên địa bàn toàn tỉnh (GRDP) bình quân 5 năm đạt 8,0 - 9,0%/năm. GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 71 triệu đồng. 
 
Các Thành viên đoàn giám sát phát biểu đặt vấn đề liên quan đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Các Thành viên đoàn giám sát phát biểu đặt vấn đề liên quan đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
 
Tỉnh đã tập trung quản lý chặt chẽ thu chi ngân sách nhà nước, đảm bảo thu đúng, thu đủ, chống thất thu, giảm nợ đọng thuế. Động viên hợp lý các nguồn lực, phấn đấu tổng thu ngân sách nhà nước bình quân năm tăng từ 10 - 12%; trong đó, thu thuế, phí bình quân năm tăng từ 12 - 14%; triệt để tiết kiệm chi ngân sách, lồng ghép các chính sách, xây dựng phương án tiết kiệm để thực hiện ngay từ khâu phân bổ dự toán và cả trong quá trình thực hiện; thực hiện nghiêm dự toán ngân sách nhà nước được Hội đồng nhân dân tỉnh phê chuẩn; kiểm soát tốt bội chi ngân sách hằng năm của tỉnh theo tỷ lệ được Quốc hội phê chuẩn; tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách đáp ứng mục tiêu tăng trưởng, quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội trong tình hình mới, bảo đảm tỷ lệ hợp lý giữa chi thường xuyên, chi đầu tư và chi trả nợ. Bộ máy tổ chức tiếp tục được sắp xếp theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu quả, góp phần giảm chi phí cho NSNN.
 
Các Thành viên đoàn giám sát phát biểu đặt vấn đề liên quan đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Các Thành viên đoàn giám sát phát biểu đặt vấn đề liên quan đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
 
Công tác quản lý chi ngân sách địa phương trong giai đoạn 2016-2021 nhìn chung cơ bản đảm bảo được các khoản chi theo dự toán được giao; các cấp, các ngành và đơn vị đã nghiêm túc thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước. Không bố trí kinh phí ngoài dự toán, ngoại trừ các khoản chi cấp bách được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
 
Thực hiện đấu thầu các công trình dự án theo quy định…Cụ thể, trong chi thường xuyên trong giai đoạn 2016-2021, địa phương đã tiết kiệm trong khâu lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết toán, quản lý sử dụng kinh phí NSNN là 3.381.151 triệu đồng, trong đó: Tiết kiệm dự toán chi thường xuyên theo chỉ đạo của Chính phủ, tiết kiệm thông qua cắt giảm dự toán, tiết kiệm tạo nguồn phòng chống dịch bệnh Covid 19: 2.370.121 triệu đồng. Tiết kiệm chi quản lý hành chính (điện, nước, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, hội nghị, công tác, tiếp khách, khánh tiết…): 326.019 triệu đồng… Tiết kiệm kinh phí giáo dục và đào tạo: 23.886 triệu đồng. Tiết kiệm kinh phí y tế: 23.535 triệu đồng. Số tiết kiệm trong đấu thầu các dự án đầu tư công trong giai đoạn 2016-2022 phê duyệt 14.707 gói thầu với giá trị là 18.122 tỷ đồng, tổng giá trúng thầu là 17.528 tỷ đồng, giảm qua đấu thầu là 594 triệu…
 
 
Các thành viên của đoàn giám sát đặt vấn đề: việc tiết kiệm trong các công trình dân sinh như nước sách, chương trình xây dựng nông thôn mới, liên quan sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách, chủ trương điều tiết ngân sách, thu từ đất, chính sách thuế, việc gian lận trốn thuế gây thất thu ngân sách nhà nước, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, việc huy động sử dụng nguồn lực ODA, đoàn mong muốn được lắng nghe quan điểm từ địa phương về mức độ quản lý sử dụng nguồn lực này như thế nào. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công còn hạn chế ra sao, việc quản lý ngân sách nhà nước còn hạn chế thế nào…đề nghị sớm triển khai tổng kết kết quả sử dụng nguồn lực ngoài ngân sách, việc quản lý đất đai, hoạt động của các công ty TNHH MTV Lâm nghiệp còn hạn chế khi để người dân xâm chiếm rừng, đất rừng…
 
Đại diện các sở, ngành, đơn vị liên quan đã báo cáo giải trình làm rõ thêm một số nội dung thuộc thẩm quyền mà các thành viên đoàn giám sát nêu.
 
Ông Trần Văn Hiệp - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp thu, ghi nhận các ý kiến góp ý của Đoàn
Ông Trần Văn Hiệp - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp thu, ghi nhận các ý kiến góp ý của Đoàn
 
Tại buổi làm việc, Đoàn công tác của Quốc hội cơ bản thống nhất với đánh giá của UBND tỉnh Lâm Đồng về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) giai đoạn 2016-2021 và cho rằng công tác lãnh đạo, chỉ đạo luôn được lãnh đạo tỉnh, người đứng đầu các đơn vị, địa phương quan tâm chú trọng, chỉ đạo quyết liệt. Báo cáo phục vụ làm việc với đoàn được soạn thảo rất chi tiết, công phu, đầy đủ theo yêu cầu. Trong giai đoạn 2016-2021, HĐND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành 40 Nghị quyết, UBND tỉnh ban hành 05 Quyết định và 11 văn bản theo thẩm quyền về công tác THTK, CLP nhằm cụ thể hóa các cơ chế, chính sách của Trung ương cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, bảo đảm sử dụng hợp lý các nguồn lực, góp phần phát triển kinh tế, xã hội và làm tốt công tác THTK, CLP. Trong giai đoạn 2016-2021, ngoài giám sát thường xuyên thông qua báo cáo hằng năm, HĐND tỉnh đã tiến hành nhiều cuộc giám sát, khảo sát chuyên đề về đầu tư xây dựng; nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; quản lý, sử dụng phí, lệ phí; đề tài, dự án Khoa học công nghệ; chương trình Mục tiêu quốc gia ... Qua đó đã kịp thời kiến nghị xử lý những tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, góp phần thực thi tốt hơn chính sách, pháp luật nói chung và về THTK, CLP nói riêng, nâng cao hiệu quản sử dụng nguồn lực Ngân sách nhà nước, đất đai, tài nguyên, tài sản công trong phát triển Kinh tế - xã hội.  
 
Toàn cảnh buổi làm việc
Toàn cảnh buổi làm việc
 
Đoàn cũng nêu lên một số hạn chế nhất định như: Công tác lập dự toán thu NSNN còn chưa sát thực tế, công tác dự báo còn những hạn chế nhất định, nhất là khoản thu từ đất, ảnh hưởng đến hiệu quả, tính chủ động trong điều hành ngân sách. Tình trạng nợ đọng thuế hàng năm luôn ở mức cao; chưa xác định lại đơn giá thuê đất kịp thời; tình trạng kê khai thiếu thuế, thất thu thuế vẫn diễn ra khá phổ biến tại các đơn vị được kiểm toán, thanh tra, kiểm tra. Công tác quản lý, sử dụng quỹ biệt thự hiện nay do nhiều chủ thể thực hiện, gồm Công ty cổ phần địa ốc Đà Lạt, Trung tâm quản lý nhà thành phố Đà Lạt, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt… dẫn đến thiếu tính thống nhất, khó khăn trong quản lý, duy tu, bảo dưỡng. Qua khảo sát thực tế cho thấy, nhiều biệt thự đã xuống cấp nghiêm trọng, tình trạng sử dụng nhà phụ đã xuống cấp của căn biệt thự, lấn chiếm đất xung quanh biệt thự… dễ dẫn đến lãng phí một nguồn lực riêng có của tỉnh Lâm Đồng. Việc bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước (các biệt thự) theo Nghị định 60, 61 trước đây đã phát sinh tình trạng đất tạm giao ngoài diện tích đất ở hiện nay là rất lớn (đất xung quanh biệt thự, không thể giao cho hộ gia đình khác sử dụng) để kéo dài nhiều năm chưa xử lý, gây thất thoát, lãng phí…Cần đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, Nhân dân chấp hành và thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về THTK, CLP. Các cấp ủy, tổ chức Đảng và cá nhân người đứng đầu các cấp phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, quyết liệt, gương mẫu đi đầu, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tốt công tác THTK, CLP. Đề nghị UBND tỉnh tiếp tục giải quyết kịp thời và dứt điểm những tồn tại, hạn chế đã nêu trong báo cáo, đặc biệt là việc xử lý đất đai, tài sản đối với các biệt thự; xử nghiêm các hành vi gây thất thoát, lãng phí trong quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên. Thực hiện đầy đủ các kết luận, kiến nghị của Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước trong thời gian qua…. Đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh Lâm Đồng tiếp tục phát huy tính phản biện, thẳng thắn với tinh thần xây dựng trong hoạt động giám sát, tiếp tục đôn đốc, giám sát và phối hợp với UBND tỉnh để chỉ đạo khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về THTK, CLP.
 
Trưởng Đoàn giám sát, Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc hội kết luận tại buổi làm việc đã ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực cố gắng của địa phương về công tác THTK, CLP giai đoạn 2016 - 2021 của Lâm Đồng, đánh giá cao các báo cáo của UBND - HĐND và Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng tương đối đầy đủ. Nội dung giám sát này là chuyên đề hết sức quan trọng của Quốc hội. Đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, thẳng thắn nhận rõ khuyết điểm, hạn chế của Chủ tịch UBND tỉnh. Đoàn chia sẻ nhữn khó khăn mà địa phương ở những lĩnh vực then chốt mà tỉnh đang gặp phải, cả về thể chế, sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản pháp luật, văn bản dưới luật, các quy định mang tính cụ thể, chi tiết vẫn còn những hạn chế. Đoàn đề nghị tỉnh quan tâm đề xuất thêm về cải cách hành chính, một cửa - một cửa liên thông, ban hành tiêu chuẩn định mức từ Trung ương thế nào; có hay không tình trạng chấp hành kỷ luật kỷ cương trong nộp ngân sách. Tạm giao đất ngoài diện tích ở còn kéo dài, lãng phí, cần cơ chế tháo gỡ ra sao; việc chuyển đổi 03 loại đất rừng sang mục đích khác đã rõ chưa, cần đề xuất gì trong thực thi. Tập trung tiếp tục rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu kiện liên quan đất đai. Quan tâm đến tiềm năng lợi thế của Đà Lạt với hạ tầng giao thông hiện đại hơn, phù hợp xu hướng thế giới. Nhân rộng cách làm hay, sáng tạo của địa phương, trách nhiệm của người đừng đầu…Đề nghị cần có phụ lục đính kèm theo yêu cầu báo cáo của Đoàn. Tỉnh cần chỉ đạo khắc phục hạn chế nhằm tạo chuyển biến ngay.
 
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Hiệp đã tiếp thu, ghi nhận và giải trình làm rõ thêm các nội dung mà thành viên đoàn góp ý. Đây là những ý kiến sâu sắc, trách nhiệm của Đoàn công tác và tỉnh sẽ quyết liệt chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, bổ sung hoàn thiện báo cáo. Tỉnh sẽ sớm khắc phục những tồn tại, hạn chế, phát huy hiệu quả những mặt làm được trong thời gian tới để công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, đúng quy định pháp luật.
 
NGUYỆT THU