Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương tổng kết công tác năm 2022, triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023

03:01, 03/01/2023
(LĐ online) - Sáng 3/1, Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến kết nối với tất cả các địa phương, tổng kết công tác năm 2022, triển khai Kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội khoá XV về kế hoạch phát triển kinh tế năm 2023. 
 
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh baochinhphu.vn)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh baochinhphu.vn)
 
Dự hội nghị tại đầu cầu Chính phủ có các đồng chí: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương. 
 
Chủ trì hội nghị tại đầu cầu tỉnh Lâm Đồng
Chủ trì hội nghị tại đầu cầu tỉnh Lâm Đồng
 
Tại điểm cầu tỉnh Lâm Đồng, các đồng chí Trần Đức Quận - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Trần Văn Hiệp - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị với sự tham dự của lãnh đạo các sở ban, ngành của tỉnh. 
 
•  TĂNG TRƯỞNG GDP ĐẠT 8,02%
 
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, năm 2022, mặc dù tình hình thế giới biến động nhanh chóng, phức tạp, khó lường; nền kinh tế chịu tác động tiêu cực kép cả từ bên ngoài và bên trong đến cùng một thời điểm nhưng trong bối cảnh đó, cả nước đã đoàn kết, trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt, với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
 
Chính phủ đã nỗ lực xử lý hiệu quả những nhiệm vụ thường xuyên; vừa ứng phó kịp thời, hiệu quả các vấn đề cấp bách phát sinh; đồng thời tập trung giải quyết nhiều vấn đề tồn đọng, khó khăn, nhạy cảm kéo dài nhiều năm, nhiều nhiệm kỳ. Quyết tâm, quyết liệt chấn chỉnh, lành mạnh hoá các thị trường tín dụng, ngân hàng, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản...
 
Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương; sự ủng hộ, tham gia tích cực của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và sự quan tâm giúp đỡ của bạn bè quốc tế, tình hình kinh tế - xã hội phục hồi tích cực và đạt những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực; đạt được mục tiêu tổng quát; đạt và vượt 13 chỉ tiêu, xấp xỉ đạt 1 chỉ tiêu và chưa đạt 1 chỉ tiêu trong số 15 chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu do Trung ương, Quốc hội giao; có nhiều điểm sáng đáng mừng về quy mô GDP, thu nhập bình quân đầu người, kim ngạch xuất, nhập khẩu; xuất khẩu nông sản; thu ngân sách nhà nước; vốn FDI thực hiện; số doanh nghiệp thành lập mới…
 
Các đại biểu tham dự hội nghị tại đầu cầu Lâm Đồng
Các đại biểu tham dự hội nghị tại đầu cầu Lâm Đồng
 
Về công tác chỉ đạo, điều hành của chính phủ và Thủ tướng Chính phủ năm 2022, báo cáo tại hội nghị cho thấy, điểm nổi bật trong đó là Chính phủ đã quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm, hiệu qủa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Quốc hội, chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt. Chính phủ tiếp tục kế thừa và phát huy những thành tựu qua các thời kỳ, kiên kiết, kiên trì, bản lĩnh, vững vàng, không lùi bước trước khó khăn, thách thức, quyết tâm xây dựng bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương trong sạch vững mạnh toàn diện, đoàn kết, liêm chính, kỷ luật, kỷ cương, tinh gọn,  hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đã ban hành kịp thời Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022; thức đẩy phục hồi và phát triển kinh ết - xã hội, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, cơ cấu lại nền kinh tế; tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19.
 
Tình hình kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm tăng 3,15%; tăng trưởng GDP đạt 8,02%; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Thu ngân sách nhà nước vượt 26,4% dự toán, tăng 13,8% so với năm 2021; tỉ lệ bội chi ngân sách nhà nước/GDP giảm. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 732,5 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu 371,85 tỷ USD, tăng 10,6%; xuất siêu năm thứ 7 liên tiếp, đạt 11,2 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội đạt trên 3,2 triệu tỷ đồng, tăng 11,2%, trong đó, vốn FDI thực hiện đạt 22,4 tỷ USD, tăng 13,5%, cao nhất trong 5 năm qua. Khu vực nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định…
 
Chính phủ cũng tập trung hơn cho công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế; nâng cao năng lực phản ứng chính sách, khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật đáp ứng yêu cầu thực tiễn phòng, chống dịch, tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt, khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất kinh doanh, khơi thông nguồn lực thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
 
Các đại biểu tham dự hội nghị tại đầu cầu Lâm Đồng
Các đại biểu tham dự hội nghị tại đầu cầu Lâm Đồng
 
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên, liên tục, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương bám sát tình hình thực tiễn để chủ động có biện pháp phù hợp phòng, chống dịch theo phương châm "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19". Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm 1%, trong đó tỉ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3% và tỉ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4 - 5%. 
 
Chính phủ cũng chỉ đạo quyét liệt công tác xây dựng Đảng và nâng cao hiệu lực hiệu quả của hệ thống hành chính nhà nước các cấp; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, bảo đảm an ninh trật tự, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội để phát triển đất nước; chủ động, tích cực, sáng tạo, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế; chỉ đạo quyết liệt đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thông tin, truyền thông, khơi dậy tinh thần đoàn kết, tạo đồng thuận xã hội
 
Phát biểu tại hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã biểu dương những kết quả đã đạt được trong năm 2022. Đồng chí nhấn mạnh: “Năm 2022, chúng ta đã cơ bản đạt được những kết quả đã đặt ra, thậm chí có mặt còn có điểm sắc nét, tốt đẹp hơn. Nhờ sự quyết tâm cao và sự nỗ lực phấn đấu đóng góp to lớn bền bỉ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, chúng ta đã thực hiện thắng lợi khá toàn diện mục tiêu nhiệm vụ là vừa tập trung phòng chống kiểm soát dịch bệnh, vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và hiệu quả; đã hoàn thành, hoàn thành vượt mức 14/15 chỉ kế hoạch đề ra, chỉ còn 1 chỉ tiêu về tăng năng suất lao động xã hội là không đạt được. Quỹ tiền tệ quốc tế đã phải thừa nhận, Việt Nam là điểm sáng trong bức tranh sáng màu của kinh tế toàn cầu”.
 
•  TỔNG BÍ THƯ PHÂN TÍCH, CHỨNG MINH VÀ NÊU 5 ĐIỂM MỚI NỔI BẬT ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TRONG NĂM 2022
 
- Trong bối cảnh tình hình kinh tế và thương mại toàn cầu suy giảm và gặp nhiều rủi ro, kinh tế nước ta vẫn tiếp tục tăng trưởng và đạt hơn 8%, cao hơn nhiều so với kế hoạch đặt ra là từ 6 – 6,5%. Thu ngân sách cũng ở mức tăng so với năm ngoái… Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt mức kỷ lục 732 tỷ đô la Mỹ; Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm 25 nền kinh tế hàng đầu về thương mại, tiếp tục duy trì xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với kim ngạch bằng 11 tỷ đô la Mỹ; kinh tế vỹ mô cơ bản ổn định, chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát ở mức 3,15% so với cùng kỳ; thị trường tài chính tiền tệ cơ bản ổn định; các ngành, các lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế đều phục hồi có bước phát triển mạnh, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8% so với năm 2021; sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định…
 
- Đặc biệt, nhiều vấn đề tồn động kéo dài, nhất là việc xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém, nhưng doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả được tập trung tháo gỡ xử lý bước đầu đạt được kết quả tích cực. Đặc biệt, Chính phủ và Ban kinh tế TW đã chủ động tích cực chủ động chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tổng kết lý luận và thực tiễn, xây dựng trình độ chính trị, xem xét ban hành các NQ mới về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở toàn bộ 6 vùng kinh tế xã hội của cả nước với phương châm “tiền hô hậu ủng; nhất hô bá ứng, trên dưới đồng lòng và dọc ngang thông suốt” theo đúng tinh thần của 6 hội nghị toàn quốc về phát triển vùng.
 
- Các lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục được quan tâm chăm lo đầu tư phát triển đạt được nhiều kết quả quan trọng, rõ nét. An sinh xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân được cải thiện, ngành Giáo dục có nhiều đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học; sự nghiệp văn hoá - thể thao quy mô lớn được tổ chức thành công. 
 
- Quốc phòng, an ninh tiếp tục được củng cố tăng cường, nâng cao vị thế quốc gia; xử lý linh hoạt các tình huống trên biển và biên giới. Hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế tiếp tục được mở rộng, triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả và đạt nhiều kết quả quan trọng được xem là điểm sáng trong năm vừa qua…
 
- Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục được đẩy mạnh, tăng cường, kế thừa và phát huy tốt những kết quả, bài học kinh nghiệm đã đạt được trong thời gian qua. Kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn hơn giữa xây và chống. Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được triển khai quyết liệt, đồng bộ, toàn diện, bài bản, đi vào chiều sâu, không có vùng cấm, không có ngoại lệ đã tạo ra sức răn đe, cảnh tỉnh rất lớn. Tham nhũng, tiêu cực từng bước được đẩy lùi, nhiều vụ án tham nhũng, nhất là các vụ án lớn, nghiêm trọng tiếp tục được phát hiện, điều tra, tiến hành khởi tố, truy tố, xét xử nghiêm minh được các cán bộ, đảng viên và nhân dân hoan nghênh đánh giá cao và đồng tình ủng hộ. Việc xử lý nhưng sai phạm liên quan đến các tập đoàn như FLC, Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát; công ty Việt Á, Cục lãnh sự Bộ Ngoại giao… là những ví dụ minh chứng. 
 
Tổng Bí thư cũng đánh giá năm 2022, Chính phủ và chính quyền các cấp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Chính phủ, chính quyền điện tử. Hệ thống cơ quan tư pháp đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh cải cách tư phát, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả khá toàn diện và đồng bộ các hoạt động tư pháp; hoạt động của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục được đẩy mạnh, góp phần quan trọng tăng cường sự đồng thuận xã hội và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
 
• CẦN KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY 3 BÀI HỌC TRONG ĐIỀU HÀNH, LÃNH ĐẠO
 
Mặc dù đạt được nhưng kết quả tốt, nhưng Tổng Bí thư nhắc nhở tuyệt đối không chủ quan, thoả mãn với những kết quả, thành tích đã đạt được mà cần rút ra những bài học kinh nghiệm để vận dụng vào năm 2023. Bởi đất nước ta vẫn đang phải đối mặt với nhưng khó khăn thách thức lớn, đặc biệt là những khó khăn, thách thức gay gắt mới xuất hiện như thị trường tài chính tiền tệ, nhất là thị trường bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro; thanh khoản của một số ngân hàng thương mại yếu kém, doanh nghiệp, dự án lớn gặp không ít khó khăn; lãi suất ngân hàng tăng cao, sức ép lạm phát còn lớn, hoạt động sản xuất, kinh doanh ở một số doanh nghiệp, ngành, lĩnh vực có xu hướng suy giảm, nhiều doanh nghiệp phải giảm nhân công, giảm giờ làm, cho người lao động nghỉ việc, đời sống của người lao động còn gặp nhiều khó khăn… 
 
Tổng Bí thư đề nghị hội nghị cần nhìn thẳng vào sự thật, tập trung phân tích thấu đáo, khách quan, tạo sự thống nhất cao để rút ra nhưng bài học kinh nghiệm. Cần tiếp tục kế thừa và phát huy 3 bài học trong điều hành, lãnh đạo thời gian tới: Thứ nhất là kế thừa, phát huy những thành tựu có ý nghĩa lịch sử qua hơn 30 năm đổi mới và những kết quả toàn diện đã đạt được từ nhiệm kỳ đến nay. Thứ hai là tăng cường sự đoàn kết, thống nhất nỗ lực phấn đấu chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta theo tinh thần “tiền hô hậu ủng, trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”; cả hệ thống chính trị kiên quyết, kiên trì đổi mới sáng tạo, phối hợp, kết hợp nhịp nhàng đồng bộ bài bản hơn nữa trong việc lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng để tạo ra những chuyển biến tích cực trong việc phát huy đầy đủ vai trò lãnhd dạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân, giải quyết kịp thời, đúng đắn và có hiệu quả các vấn đề thực tiễn đặt ra, nhất là các vấn đề nhạy cảm, bức xúc xã hội. Thứ ba là tranh thủ sự đồng thuận, đồng tình ủng hộ, củ vũ động viên góp ý kịp thời của cán bộ, đảng viên các đồng chí lão thành, các tầng lớp nhân dân, các cơ quan thông tin, báo chí… để tạo nên sức mạnh tổng hợp, sự đồng tâm nhất trí của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
 
Tổng Bí thư yêu cầu hội nghị cần bổ sung thêm 1 bài học mới, cụ thể của năm nay, là nâng cao hơn nữa năng lực phân tích, dự báo, chủ động, nhạy bén nắm bắt những diễn biến mới của tình hình, kịp thời quyết liệt xử lý có hiệu quả các vấn đề, việc nào giải quyết dứt điểm việc đó, không để kéo dài gây ách tắc lãng phí nguồn lực lực, thích ứng linh hoạt với các tình huống mới phát sinh, chú trọng hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, tranh thủ mọi thời cơ để phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững hơn…
 
NGUYỄN NGHĨA