Một số nội dung cơ bản của Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Hội nghị TW 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”

04:03, 22/03/2012

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" (Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16/1/2012), Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 24/2/2012, Kế hoạch số 08-KH/TW ngày 12/3/2012 của Bộ Chính trị thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 và các văn bản Hướng dẫn của Trung ương, Tỉnh ủy ban hành kế hoạch thực hiện số 32-KH/TU ngày 16/3/2012. Tiếp theo số báo phát hành thứ Tư, ngày 21/3/2012, Tòa soạn tiếp tục trích giới thiệu một số nội dung cơ bản của kế hoạch.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" (Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16/1/2012), Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 24/2/2012, Kế hoạch số 08-KH/TW ngày 12/3/2012 của Bộ Chính trị thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 và các văn bản Hướng dẫn của Trung ương, Tỉnh ủy ban hành kế hoạch thực hiện số 32-KH/TU ngày 16/3/2012. Tiếp theo số báo phát hành thứ Tư, ngày 21/3/2012, Tòa soạn tiếp tục trích giới thiệu một số nội dung cơ bản của kế hoạch.

2.3. Phương châm, nguyên tắc tiến hành kiểm điểm

- Tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình phải nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nhất là những mặt còn yếu kém, không nể nang, né tránh; đề ra các biện pháp khắc phục, sửa chữa thiết thực, khả thi. Thực hiện các giải pháp bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, kết hợp "chống và xây", "xây và chống", nói đi đôi với làm, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, trì trệ nhất hiện nay. Khắc phục tư tưởng coi khuyết điểm chỉ là của người khác, đơn vị khác.

- Việc tổ chức kiểm điểm phải thật sự dân chủ, nghiêm túc, thẳng thắn với tinh thần xây dựng, đúng yêu cầu, nội dung, cách làm, thời gian mà Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đề ra. Trước khi kiểm điểm, phải tổ chức lấy ý kiến góp ý của cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp và các đồng chí nguyên là cấp ủy viên cùng cấp. Ủy ban kiểm tra chủ trì phối hợp với Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận, Văn phòng và các cơ quan liên quan kiến nghị với ban thường vụ cấp ủy nội dung gợi ý kiểm điểm cho tập thể, cá nhân ở những nơi cần thiết. Sau khi kiểm điểm, báo cáo kết quả với cấp trên và thông báo với cấp dưới và các cơ quan lấy ý kiến góp ý.

- Tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy và cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy kiểm điểm trước với tinh thần gương mẫu để cấp ủy, cán bộ, đảng viên cấp dưới thực hiện theo. Cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên kiểm điểm tự phê bình và phê bình không đạt yêu cầu phải kiểm điểm lại; kiên quyết xử lý kỷ luật những cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên không tự giác kiểm điểm tự phê bình và phê bình, không thấy được sai lầm, khuyết điểm, không khắc phục được những hạn chế, khuyết điểm đã được nêu ra. Những trường hợp có vi phạm, tự giác kiểm điểm, tự phê bình nghiêm túc, tích cực sửa chữa, khắc phục sẽ được xem xét giảm hoặc miễn xử lý kỷ luật.

- Kiểm điểm tự phê bình và phê bình là việc làm vừa cấp bách vừa lâu dài, do đó các cấp ủy, tổ chức đảng, từng đảng viên phải thường xuyên tự giác xem xét, nhìn lại mình để phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm, không chờ đến khi tổ chức hội nghị kiểm điểm. Sau đợt kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 lần này, cần duy trì nghiêm túc nền nếp, chế độ tự phê bình, phê bình hằng năm, gắn với kiểm điểm theo chức trách, nhiệm vụ được giao và lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo trong cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể. Hằng năm, cấp ủy, tổ chức đảng có hình thức thích hợp thông báo kết quả kiểm điểm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân biết, đóng góp ý kiến. Định kỳ tổ chức để nhân dân góp ý xây dựng Đảng thông qua hệ thống Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp.

- Kết quả kiểm điểm lần này là căn cứ xem xét, sàng lọc và xây dựng đội ngũ cán bộ của mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị, gắn với quy hoạch cấp ủy và quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý.

2.4. Cách thức tổ chức kiểm điểm.

- Ủy ban Kiểm tra cấp ủy chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu ban thường vụ cấp ủy tổ chức lấy ý kiến đóng góp và tập hợp ý kiến của các tổ chức và cá nhân góp ý với ban thường vụ cùng cấp và cá nhân.

- Văn phòng cấp ủy xây dựng kế hoạch, trình Ban Thường vụ cấp ủy về việc phân công bộ phận thường trực ở các cấp và một số Ủy viên Ban Thường vụ cấp ủy chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra và tham dự kiểm điểm ở các địa phương, đơn vị.

* Kiểm điểm thực hiện theo ba bước sau:

Bước 1: Tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân có liên quan và thuộc cấp mình; lấy ý kiến góp ý của cá nhân các đồng chí nguyên là cấp ủy viên, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc; gợi ý kiểm điểm (nếu có) của cấp trên đối với tập thể cấp dưới và cá nhân thuộc quyền quản lý:

Bước 2: Tiếp thu ý kiến góp ý, gợi ý kiểm điểm (nếu có), xây dựng báo cáo kiểm điểm của tập thể, cá nhân và tiến hành kiểm điểm.

Bước 3: Báo cáo về kết quả kiểm điểm và thông báo tiếp thu góp ý.

* Quá trình tổ chức kiểm điểm, tự phê bình và phê bình cụ thể như sau:

Bước 1: Lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân và gợi ý kiểm điểm của cấp trên (nếu có) đối với tập thể và cá nhân.

1. Phương pháp lấy ý kiến góp ý và gợi ý kiểm điểm:

- Tổ chức lấy ý kiến, tổng hợp ý kiến góp ý và tham mưu, đề xuất cho ban thường vụ cấp ủy gợi ý kiểm điểm đối với tập thể tổ chức đảng và cá nhân lãnh đạo các tổ chức đảng, cơ quan thuộc cấp ủy cấp nào quản lý thì Ủy ban Kiểm tra cấp ủy cấp đó tổ chức, thực hiện. Nội dung ý kiến đóng góp cho ban thường vụ cấp ủy cấp dưới phải được báo cáo lên ban thường vụ cấp ủy cấp trên (qua Ủy ban Kiểm tra cấp ủy).

- Lấy ý kiến của các tổ chức bằng cách gửi văn bản nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian thực hiện, nơi nhận; ý kiến góp ý của tập thể được thảo luận, thống nhất và thể hiện bằng văn bản, do đại diện thường vụ cấp ủy hoặc đại diện lãnh đạo ký tên, đóng dấu, gửi về nơi nhận.

- Lấy ý kiến của cá nhân bằng cách mời họp để nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian thực hiện, nơi nhận và phát phiếu xin ý kiến để cá nhân góp ý trực tiếp gửi về nơi nhận. Ý kiến đóng góp của cá nhân thực hiện bằng văn bản, ghi rõ họ tên, địa chỉ của người góp ý và của tổ chức, cá nhân được góp ý. Ý kiến góp ý đối với cá nhân thuộc ban thường vụ cấp ủy nào thì gửi về ban thường vụ cấp ủy (qua Ủy ban Kiểm tra cấp ủy) đó để tổng hợp.

- Việc lấy ý kiến góp ý của cá nhân các đồng chí nguyên là cấp ủy viên, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc đã nghỉ hưu thì chỉ lấy ý kiến góp ý các đồng chí nghỉ hưu tại địa phương, sinh hoạt đảng tại địa phương hoặc nghỉ hưu tại cơ quan, đơn vị đó.

- Văn bản góp ý của tập thể và cá nhân đối với tập thể và cá nhân ban thường vụ cấp ủy các cấp, gửi tới ban thường vụ cấp ủy (qua Ủy ban Kiểm tra cấp ủy).

- Ban Thường vụ cấp ủy cấp trên gợi ý nội dung cần đi sâu kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân cán bộ hoặc đảng viên (kể cả đảng viên đã nghỉ hưu) thuộc diện mình quản lý bằng văn bản gửi đến tổ chức và cá nhân.

- Chi ủy gợi ý kiểm điểm đối với đảng viên (nếu xét thấy cần) bằng văn bản hoặc đại diện chi ủy góp ý trực tiếp tại hội nghị kiểm điểm của chi bộ.

2. Lấy ý kiến góp ý đối với tập thể và cá nhân:

2.1. Đối với tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy và cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy:

- Ban Thường vụ Tỉnh ủy xin ý kiến đóng góp của các ban đảng ở Trung ương, Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ, Ban cán sự đảng Kiểm toán Nhà nước.

- Thường trực Tỉnh ủy chủ trì, chỉ đạo lấy ý kiến và tập hợp ý kiến của các tổ chức và cá nhân sau:

+ Lấy ý kiến của tập thể: Ban thường vụ các huyện, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy; tập thể lãnh đạo các ban đảng, cơ quan trực thuộc Tỉnh ủy; các đảng đoàn, ban cán sự đảng; Ban thường trực Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ban Thường vụ các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh; chi ủy chi bộ nơi công tác, chi ủy chi bộ nơi cư trú góp ý kiến với cá nhân đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy (bằng phiếu lấy ý kiến).

+ Lấy ý kiến của cá nhân: Mời các đồng chí nguyên là Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh đang sinh sống, sinh hoạt đảng tại địa phương, để phổ biến mục đích, yêu cầu, phát phiếu xin ý kiến để các đồng chí cho ý kiến trực tiếp vào phiếu và gửi lại (tại cuộc họp hoặc gửi sau cuộc họp theo thời gian quy định) để tổng hợp báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Văn bản góp ý cho tập thể và cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, gửi Ban Thường vụ Tỉnh ủy (qua Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy).

- Giao Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tổng hợp ý kiến của các tổ chức và cá nhân nêu trên, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, làm cơ sở cho việc chuẩn bị kiểm điểm của tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy và cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy. (Có trách nhiệm bảo đảm bí mật thông tin theo đúng quy định của Đảng đối với những ý kiến góp ý).

- Trên cơ sở tổng hợp ý kiến đóng góp của tập thể, cá nhân và gợi ý kiểm điểm (nếu có) của Bộ Chính trị, Ban Bí thư:

+ Văn phòng Tỉnh ủy giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy chuẩn bị báo cáo kiểm điểm, tự phê bình của tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

+ Cá nhân từng đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy chuẩn bị báo cáo kiểm điểm, tự phê bình và phê bình của cá nhân.

2.2. Đối với tập thể và cá nhân các đồng chí ủy viên Đảng đoàn, Ban cán sự đảng, Ban Thường vụ đảng ủy, lãnh đạo các cơ quan cấp tỉnh.

1. Tập thể và cá nhân các đồng chí ủy viên Đảng đoàn HĐND tỉnh lấy ý kiến đóng góp của:

- Tập thể: lãnh đạo các ban đảng của Tỉnh ủy; Ban cán sự đảng UBND tỉnh; các đảng ủy khối trực thuộc Tỉnh ủy; Đảng đoàn mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội; Ban Thường vụ Tỉnh đoàn; Chi bộ Hội Luật gia tỉnh; thường trực HĐND các huyện, thành phố; lãnh đạo các cơ quan trực thuộc HĐND tỉnh.

- Cá nhân: các đồng chí nguyên là Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND tỉnh, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc HĐND tỉnh.

2. Tập thể và cá nhân các đồng chí ủy viên Ban cán sự đảng UBND tỉnh lấy ý kiến đóng góp của:

- Tập thể: lãnh đạo các ban đảng của Tỉnh ủy; Đảng đoàn HĐND tỉnh; Đảng ủy Quân sự tỉnh; Đảng ủy Công an tỉnh; Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh; các đảng ủy khối trực thuộc Tỉnh ủy; Đảng đoàn mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội; Ban Thường vụ Tỉnh đoàn; tập thể lãnh đạo các sở, ban, ngành và cơ quan trực thuộc UBND tỉnh; tập thể lãnh đạo UBND các huyện, thành phố.

 - Cá nhân: các đồng chí nguyên là Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành và cơ quan trực thuộc UBND tỉnh.

3. Tập thể và cá nhân các đồng chí ủy viên Đảng đoàn Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh lấy ý kiến góp ý của:

- Tập thể: lãnh đạo các ban đảng của Tỉnh ủy; Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn; Đảng đoàn, tập thể lãnh đạo các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ quốc ở tỉnh; lãnh đạo mặt trận tổ quốc huyện, thành phố; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc.

- Cá nhân: các đồng chí nguyên là Chủ tịch, Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh.

4. Tập thể và cá nhân các đồng chí ủy viên Đảng đoàn lấy ý kiến góp ý của:

- Tập thể: lãnh đạo các ban đảng của Tỉnh ủy; Đảng đoàn Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh; Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh; tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo các tổ chức ngành dọc ở huyện, thành phố; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc.

- Cá nhân: các đồng chí nguyên là Chủ tịch, Phó chủ tịch các tổ chức.

5. Tập thể và cá nhân các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh đoàn lấy ý kiến góp ý của:

- Tập thể: lãnh đạo các ban đảng của Tỉnh ủy; các đảng ủy khối trực thuộc Tỉnh ủy; Ban Thường vụ cấp bộ đoàn trực thuộc Tỉnh đoàn; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc.

- Cá nhân: các đồng chí nguyên là Bí thư, Phó bí thư Tỉnh Đoàn.

6. Tập thể và cá nhân các đồng chí ủy viên Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh lấy ý kiến góp ý của:

- Tập thể: lãnh đạo các ban đảng của Tỉnh ủy; Đảng đoàn HĐND tỉnh; Ban cán sự đảng UBND tỉnh; Đảng ủy Quân sự tỉnh; Đảng ủy Công an tỉnh; Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh; Đảng đoàn mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội; Ban Thường vụ Tỉnh đoàn; lãnh đạo Sở Tư pháp, Thanh tra tỉnh; Chi bộ Hội Luật gia tỉnh; Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân huyện, thành phố; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc.

- Cá nhân: các đồng chí nguyên là Chánh án, Phó chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh.

7. Tập thể và cá nhân các đồng chí ủy viên Ban cán sự đảng Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh lấy ý kiến đóng góp của:

- Tập thể: Ban cán sự đảng UBND tỉnh; Đảng ủy khối Doanh nghiệp tỉnh; tập thể lãnh đạo các đơn vị trực thuộc.

- Cá nhân: các đồng chí nguyên là Giám đốc, Phó giám đốc Chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh.

8. Tập thể và cá nhân lãnh đạo các cơ quan cấp tỉnh:

* Tập thể và cá nhân lãnh đạo các ban Đảng và cơ quan của Tỉnh ủy lấy ý kiến góp ý của:

- Tập thể: Các đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy; các Ban cán sự Đảng, Đảng đoàn, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn; Ban thường vụ các huyện, Thành ủy; lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc.

- Cá nhân: Các đồng chí nguyên là lãnh đạo các ban Đảng và cơ quan của Tỉnh ủy.

* Tập thể và cá nhân lãnh đạo các sở, ban, ngành, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh lấy ý kiến góp ý của:

- Tập thể: Lãnh đạo các Ban Đảng của Tỉnh ủy; các Đảng ủy khối trực thuộc Tỉnh ủy; các Ban cán sự Đảng, Đảng đoàn, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn; lãnh đạo Thanh tra tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc.

- Cá nhân: Các đồng chí nguyên là lãnh đạo các sở, ban, ngành, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.

9. Tập thể và cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ các đảng ủy khối trực thuộc Tỉnh ủy lấy ý kiến góp ý của:

- Tập thể: lãnh đạo các ban đảng của Tỉnh ủy; Ban thường vụ (nơi không có ban thường vụ thì là cấp ủy, nơi không có cấp ủy thì là bí thư, phó bí thư) tổ chức cơ sở đảng trực thuộc; các ban trực thuộc Đảng ủy khối.

- Cá nhân: Các đồng chí nguyên là Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy khối.

10. Tập thể và cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Quân sự tỉnh lấy ý kiến góp ý của:

- Tập thể: lãnh đạo các ban đảng của Tỉnh ủy; Đảng đoàn HĐND tỉnh; Ban cán sự đảng UBND tỉnh; Đảng ủy Công an tỉnh; Ban Thường vụ huyện, thành ủy; cấp ủy và lãnh đạo Ban chỉ huy Quân sự huyện, thành phố; cấp ủy và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc.

- Cá nhân: Các đồng chí nguyên là Chỉ huy trưởng, Phó chỉ huy trưởng, Chính ủy, Phó chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc.

11. Tập thể và cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh lấy ý kiến góp ý của:

- Tập thể: lãnh đạo các ban đảng của Tỉnh ủy; Đảng đoàn HĐND tỉnh; Ban cán sự đảng UBND tỉnh; Đảng ủy Quân sự tỉnh; Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh; lãnh đạo Sở Tư pháp, Thanh tra tỉnh; Ban Thường vụ huyện, thành ủy; cấp ủy và lãnh đạo Công an huyện, thành phố; cấp ủy và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc

- Cá nhân: Các đồng chí nguyên là Giám đốc, Phó giám đốc Công an tỉnh, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc.

Ghi chú: Ngoài các đối tượng cần lấy ý kiến nêu trên, các tập thể, cá nhân không thuộc đối tượng lấy ý kiến cũng có thể góp ý đối với tập thể và cá nhân cán bộ, đảng viên ở các cơ quan, đơn vị, địa phương khác (khi xét thấy cần góp ý).

2.3. Đối với Ban Thường vụ các huyện, thành ủy.

Tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân và chuẩn bị kiểm điểm vận dụng tương tự như quy định về thành phần lấy ý kiến và chuẩn bị kiểm điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

2.4. Đối với Ban Thường vụ cấp ủy cơ sở và đảng viên:

- Ban thường vụ cấp ủy cơ sở tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân và chuẩn bị kiểm điểm, vận dụng tương tự như quy định về thành phần lấy ý kiến và chuẩn bị kiểm điểm của Ban Thường vụ huyện, thành ủy.

- Chi ủy tổ chức lấy ý kiến đóng góp của ban mặt trận và các tổ chức đoàn thể ở cơ sở, của tổ dân phố, thôn, bản ... và chuẩn bị kiểm điểm như ở cấp cơ sở.

Bước 2: Tiếp thu ý kiến góp ý, gợi ý kiểm điểm (nếu có), xây dựng báo cáo kiểm điểm của tập thể, cá nhân và tiến hành kiểm điểm.

Sau khi tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp và gợi ý kiểm điểm của cấp trên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, huyện, thành ủy, đảng ủy trực thuộc; đảng đoàn, ban cán sự đảng; lãnh đạo các sở, ban, ngành và từng cá nhân căn cứ vào nội dung kiểm điểm nêu trên và Quy định những điều đảng viên không được làm để chuẩn bị báo cáo kiểm điểm.

Cần đi sâu kiểm điểm về những nội dung được góp ý, gợi ý (nếu có), trả lời thẳng vào các câu hỏi, các nội dung kiểm điểm; chỉ ra ưu điểm, khuyết điểm, phân tích nguyên nhân, xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân và đề ra lộ trình, phương hướng, biện pháp khắc phục, sau đó tiến hành kiểm điểm theo trình tự sau:

a. Tiến hành kiểm điểm tập thể trước, kiểm điểm cá nhân sau; nội dung kiểm điểm của cá nhân phải gắn với nội dung kiểm điểm của tập thể, làm rõ trách nhiệm cá nhân về những thiếu sót, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành chung của tập thể.

Khi kiểm điểm tự phê bình và phê bình ở chi bộ: tập thể chi ủy kiểm điểm trước, sau đó đến bí thư chi bộ, chi ủy viên và các đảng viên.

b. Báo cáo kiểm điểm của tập thể phải gửi trước cho các thành viên lãnh đạo để nghiên cứu kỹ, chuẩn bị ý kiến đóng góp.

c. Tiến hành kiểm điểm cá nhân người đứng đầu trước, các thành viên khác sau. Từng cá nhân trình bày bản tự kiểm điểm trước tập thể, để các đồng chí khác góp ý trực tiếp tại hội nghị; sau đó cá nhân tiếp thu và hoàn thiện bản kiểm điểm.

Chú ý: Hội nghị kiểm điểm của Ban Thường vụ các huyện, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy; Đảng đoàn, Ban cán sự đảng; lãnh đạo các cơ quan cấp tỉnh phải có đại diện Bộ phận Thường trực cấp tỉnh và đại diện lãnh đạo các Ban xây dựng Đảng của Tỉnh ủy dự, theo dõi.

Hội nghị kiểm điểm của cấp cơ sở phải có đại diện Bộ phận Thường trực và đại diện lãnh đạo các Ban xây dựng Đảng cấp trên dự, theo dõi.

Bước 3: Báo cáo, thông báo, tiếp thu ý kiến góp ý sau kiểm điểm.

Sau khi hoàn thành kiểm điểm, các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị báo cáo kết quả kiểm điểm với cấp trên và thông báo, tiếp thu ý kiến góp ý của tập thể và cá nhân. Cụ thể như sau:

1. Tập thể và cá nhân ở cấp dưới báo cáo kết quả kiểm điểm với cấp trên.

- Nội dung báo cáo của tập thể:

(1) Tổng hợp về tình hình, ưu điểm, khuyết điểm trong tổ chức kiểm điểm; đánh giá chung về kết quả kiểm điểm của cấp mình và của địa phương, cơ quan, đơn vị mình;

(2) Kết quả kiểm điểm của tập thể; chỉ ra những ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, của cá nhân về những khuyết điểm, yếu kém đối với 3 nội dung Nghị quyết Trung ương 4 nêu;

(3) Lộ trình, phương hướng, biện pháp khắc phục khuyết điểm, yếu kém;

(4) Đề xuất, kiến nghị, rút kinh nghiệm về phương pháp, cách thức tổ chức kiểm điểm cho các lần tiếp theo.

- Nội dung báo cáo của cá nhân:

(1) Kiểm điểm, tự phê bình về 3 nội dung Nghị quyết Trung ương 4 nêu và việc thực hiện Quy định những điều đảng viên không được làm; chỉ ra ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân.

(2) Lộ trình, phương hướng, biện pháp khắc phục khuyết điểm, yếu kém;

Ghi chú: Báo cáo kiểm điểm của tập thể ban thường vụ cấp ủy, tổ chức đảng và cá nhân cán bộ diện ban thường vụ cấp ủy quản lý, sau khi đã hoàn thiện cần đóng dấu xác nhận của cấp ủy, tổ chức đảng hoặc dấu của cơ quan, đơn vị, gửi cấp trên trực tiếp (qua Ban Tổ chức cấp ủy) để theo dõi, giám sát sau kiểm điểm và lưu giữ theo quy định.

Cấp dưới báo cáo kết quả kiểm điểm với cấp ủy cấp trên. Những nơi kiểm điểm không đạt yêu cầu, cấp ủy cấp trên chỉ đạo kiểm điểm lại. Qua kiểm điểm, nếu có vi phạm đến mức phải xử lý thì cơ quan chức năng xem xét, xử lý theo quy định của Đảng và Nhà nước.

2. Báo cáo kết quả kiểm điểm đối với tập thể.

- Sau kiểm điểm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy báo cáo kết quả kiểm điểm (cả tập thể và cá nhân) trước hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh để Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thảo luận, góp ý kiến.

- Đảng đoàn HĐND tỉnh ủy báo cáo kết quả kiểm điểm (cả tập thể và cá nhân) trước hội nghị cán bộ gồm lãnh đạo các cơ quan của HĐND tỉnh; cấp ủy và lãnh đạo Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh.

- Ban cán sự đảng UBND tỉnh cáo kết quả kiểm điểm (cả tập thể và cá nhân) trước hội nghị thành viên UBND tỉnh; cấp ủy và lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh.

- Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn báo cáo kết quả kiểm điểm (cả tập thể và cá nhân) trước hội nghị Ban Chấp hành các tổ chức.

- Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh; lãnh đạo các cơ quan cấp tỉnh báo cáo kết quả kiểm điểm (cả tập thể và cá nhân) trước hội nghị cấp ủy cơ quan và cán bộ chủ chốt của đơn vị.

- Ban thường vụ huyện, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy báo cáo kết quả kiểm điểm (cả tập thể và cá nhân) trước hội nghị Ban Chấp hành.

- Ban thường vụ đảng ủy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh báo cáo kết quả kiểm điểm (cả tập thể và cá nhân) trước hội nghị Ban chấp hành và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc.

3. Thông báo, tiếp thu góp ý.

Sau kiểm điểm, thông báo, tiếp thu ý kiến góp ý của tập thể bằng văn bản, gửi đến tập thể đó.

2.5. Thời gian thực hiện.

Việc tổ chức kiểm điểm hoàn thành theo các mốc thời gian sau:

- Ban Thường vụ Tỉnh ủy: trong tháng 7, 8 năm 2012;

- Các đảng đoàn, ban cán sự đảng, các cơ quan cấp tỉnh; các huyện, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy: trong tháng 8, 9 năm 2012;

- Cấp cơ sở: trong tháng 9, 10, 11 năm 2012.

(Theo Kế hoạch số 32-KH/TU)