Giải quyết bài toán trẻ em Việt Nam thấp còi

08:04, 09/04/2013

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chiều cao của người Việt Nam đã được cải thiện tăng 4 cm trong 35 năm qua. Tuy nhiên tốc độ tăng này vẫn còn chậm so với các nước láng giềng như Thái Lan, Trung Quốc. Trung bình chiều cao của nam là 164,4 cm và nữ là 153 cm.

Tâm lý chung của các bà mẹ ngày nay là lo lắng con mình thấp hơn bạn bè cùng trang lứa. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chiều cao của người Việt Nam đã được cải thiện tăng 4 cm trong 35 năm qua. Tuy nhiên tốc độ tăng này vẫn còn chậm so với các nước láng giềng như Thái Lan, Trung Quốc. Trung bình chiều cao của nam là 164,4 cm và nữ là 153 cm.

1/3 trẻ dưới 5 tuổi thấp còi

Theo các cuộc điều tra về dinh dưỡng thì cứ gần 5 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị thiếu cân và cứ 3 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị thấp còi. Vậy nguyên nhân của vấn đề này là gì? Chính môi trường sống, chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt chưa thật sự hợp lý đã dẫn đến tình trạng trên.

Đó chính là câu trả lời của bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM trả lời tại hội thảo “Giải pháp phát triển chiều cao cho trẻ” do Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM tổ chức. Như vậy dù chiều cao của trẻ đã ngày một cải thiện nhưng các thống kê vẫn cho thấy không ít trẻ vẫn còn rơi vào tình trạng thấp còi với nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có cả yếu tố dinh dưỡng.


Ngày nay hầu hết mong muốn của nhiều ông bố, bà mẹ là làm sao để con trẻ phát triển chiều cao và tăng cường sức đề kháng. Đây cũng là tiêu chuẩn nuôi con ở các nước phát triển. Nhiều người vẫn nghĩ chiều cao của trẻ phụ thuộc vào yếu tố di truyền từ cha mẹ. Nhưng thực tế, qua các cuộc nghiên cứu, nếu trẻ được bổ sung một số dưỡng chất thiết yếu thì khả năng phát triển chiều cao của trẻ là rất lớn. Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp cho rằng, chiều cao và thể trạng của trẻ phụ thuộc vào di truyền 20%, còn yếu tố dinh dưỡng, rèn luyện thể thao và môi trường lại chiếm hơn 80%.

Theo các chuyên gia tại hội thảo thì trẻ béo phì có thể khắc phục được, nhưng trẻ thấp còi thì không thể khắc phục. Bên cạnh đó, yếu tố dinh dưỡng đóng một vai trò rất lớn trong sự phát triển chiều cao trẻ. Đặc biệt là trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 8 tuổi. Sau khoảng thời gian này chiều cao của trẻ phát triển không đáng kể. Do đó, nếu trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng trong giai đọan này thì trẻ sẽ chậm tăng trưởng, giảm khả năng miễn dịch, dễ mắc các bệnh trong đó có còi xương và giảm sự phát triển trí tuệ.

Bổ sung vi chất và rèn luyện thể lực

Một số nghiên cứu khoa học do nhóm Giáo sư Hàn Quốc thực hiện đã chứng mình rằng thành phần của sữa non sẽ giúp trẻ phát triển chiều cao và tăng sức đề kháng. Sữa non còn là một hỗn hợp của những thành phần hoạt chất sinh học giúp thúc đẩy quá trình tăng trưởng trong giai đoạn sơ sinh và ngăn chặn sự phá hủy cấu trúc của xương. Hiện nay các nhà khoa học Hàn Quốc đã dựa vào những lợi ích vượt trội của sữa non để tạo ra sản phẩm có chứa sữa non chuẩn hoá (CBP) để bổ sung cho trẻ, giúp trẻ tăng trưởng chiều cao tối ưu và tăng cường hệ miễn dịch.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa, trẻ chỉ có thể phát triển chiều cao tối ưu khi trẻ hấp thu tốt các dưỡng chất. Theo đó, ngoài chế độ ăn uống thích hợp với đầy đủ chất thì việc bổ sung thêm các men vi sinh có chứa các thành phần như sự kết hợp một cách khoa học của năm loại lợi khuẩn sẽ giúp trẻ hấp thu tốt, đồng thời hỗ trợ tiêu hóa giúp tăng trưởng chiều cao.


Riêng bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp cho rằng trẻ thấp bé nhỏ con phụ thuộc việc phụ huynh có chăm chút cho con đủ dinh dưỡng trong ngày hay không và khả năng hấp thu tốt các dưỡng chất của trẻ. Trong đó chất đạm có vai trò rất quan trọng trong việc giúp xương phát triển.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho rằng, ngoài dinh dưỡng và di truyền thì giấc ngủ và vận động cũng ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao. Theo đó trẻ cần phải ngủ đủ giấc, giấc ngủ sâu và tốt nhất phụ huynh nên cho trẻ ngủ không muộn hơn 22 giờ.

Ngoài ra, phụ huynh cũng nên cho trẻ tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày ở ngoài trời.

(Theo Báo Thanh niên)