Một số người khẳng định, đồ uống có cồn làm tăng áp huyết; tuy nhiên không ít "chuyên gia" tuyên bố ngược lại – theo họ, rượu bia phát huy tác dụng hạ áp huyết!
Đối tượng phải uống thuốc hạ áp huyết cần hết sức thận trọng và nghiêm túc với cơn thèm đồ uống có cồn |
Một số người khẳng định, đồ uống có cồn làm tăng áp huyết; tuy nhiên không ít “chuyên gia” tuyên bố ngược lại – theo họ, rượu bia phát huy tác dụng hạ áp huyết!
Có thực tế đáng ngạc nhiên: trong cả hai quan điểm trái ngược về chủ đề tác hại của rượu đều có sự thật, song sự thật của “phe thù địch” rượu lớn hơn nhiều.
Kết quả một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ khẳng định: sự thực lúc mới uống rượu, chỉ số áp huyết tạm thời hạ khoảng 4 mmHg và, tuy nhiên chỉ ngay sau thời gian trên dưới 6 giờ tiếp theo sẽ xuất hiện sự tăng trở lại, thậm chí đến 7mmHg và tình trạng này duy trì suốt thời gian dài tiếp theo. Thế nên cần nhấn mạnh, cho dù có hiện tượng tụt áp huyết lúc mới uống, gộp lại, rượu làm tăng áp huyết.
1. Những calo (năng lượng rỗng ruột)
- Ngoài tác động trực tiếp của rượu lên áp huyết, cũng cần nhớ chi tiết: rượu có chỉ số calo khá cao, trong khi nạp quá nhiều “nhiên liệu” cho cơ thể là nguyên nhân chính gây tình trạng béo phì, thừa cân. Như mọi người đã biết, thừa cân có ảnh hưởng cực lớn đến sự gia tăng nguy cơ xuất hiện áp huyết cao, trong khi mỗi gam rượu mạnh chứa tới 7 kcal! Thêm nữa, theo hàng loạt thức ăn, đồ uống giầu calo như thịt gà, thịt lợn mỡ màng. Coca-Cola, nước tăng lực… Nếp sống thực hành thường xuyện nhue thế tái diễn nhiều lần suốt “”tháng ăn chơi có thể dẫn đến tình trạng tăng cân nhanh và gia tăng xác suất xuấ hiện bệnh cao huyết áp.
Vậy nên cần biết với loại đồ uống có còn nào có thể được phép nhâm nhi tý chút; loại nào nên tránh. Dứt khoát phải chia tay với thói quen uống bia rượu hàng ngày. Lý do: trung bình 0,33 lít bia chứa khoảng 300 Kcal! Dưới góc độ thực tế: đó chỉ là những calo “rỗng ruột”, bởi bia không mang lại những thành phần dưỡng chất cần thiết đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Vì thế, nếu quá thèm, chỉ nên uống thưa thớt, hạn chế.
Trái lại, hai bữa ăn chính hằng ngày có thể uống 1 ly rượu vang đỏ (loại vang cay). Ngoài tác dụng tích cực đối với hệ tim-mạch và tiêu hóa, loại đồ uống này còn rất nghèo calo “rỗng ruột” (125 ml chỉ xấp xỉ 80 kcal).
2. Uống bao nhiêu có hại?
- Chúng ta thường nghe nói, rượu uống “không quá chén” không hại sức khỏe. Tuy nhiên cần xác định, khái niệm “không quá chén” là thế nào. Theo suy nghĩ chủ quan, mỗi người có thể định nghĩa hoàn toàn khác. Các nhà khoa học phương Tây khẳng định, chuẩn mực uống rượu hàng ngày (với người Âu – Mỹ) không được phép vượt rào từ 0,5 đến 1 đơn vị rượu áp dụng dành cho phụ nữ và 2 đơn vị - dành cho nam giới. Theo họ, 1 đơn vị rượu tương đương khoảng 8g etanol tinh khiết, tức 1 ly rượu mạnh (50ml), 1 ly rượu vang (125ml) hoặc 1 vại lớn bia (300ml).
Như vậy, theo chuẩn mực được coi “có cơ sở khoa học” – về phương diện giới – đã thấy sự phi lý của vấn đề. Với cấu tạo bẩm sinh cơ thể có số lượng mô mỡ nhiều hơn (môi trường rượu không thể thâm nhập), rõ ràng phái đẹp bị rượu tàn phá nhiều hơn. Nhân đây cũng nên nhắc lại kết quả nghiên cứu khác, cũng về vấn đề này. Theo đó, phụ nữ uống nhiều hơn 3 ly rượu nhỏ/ ngày nguy cơ mắc bệnh áp huyết cao tăng tới 90%!.
3. Ma men và tân dược
- Không có ngoại lệ - tất cả đối tượng hàng ngày đang phải uống thuốc hạ áp huyết cần hết sức thận trọng và nghiêm túc với cơn thèm đồ uống có cồn. Rượu rất hay tác động đến hoạt chất của thuốc và thường làm gia tăng sự xuất hiện những phản ứng phụ nguy hiểm. Trong trường hợp kết hợp đồ uống loại này. Chẳng hạn, với biệt dược làm giãn mạch, rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng suy nhược cấp và ngất xỉu. Chính vì thế, những người đang điều trị áp huyết cao cần hạn chế tối đa rượu bia, nhất là vào những thời điểm gần giờ uống thuốc. Tất nhiên quyết tâm “cai hẳn” bao giờ cũng là việc làm tốt nhất và an toàn nhất.
(Theo khampha.vn)