Máu nhiễm mỡ: Bệnh nguy hiểm thời hiện đại

08:08, 06/08/2013

Cuộc động hiện đại, số người mắc bệnh máu nhiễm mỡ tăng nhanh và có xu hướng trẻ hóa. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn còn thờ ơ với bệnh mà không biết sức khỏe đang bị đe doa nghiêm trọng.

Cuộc động hiện đại, số người mắc bệnh máu nhiễm mỡ tăng nhanh và có xu hướng trẻ hóa. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn còn thờ ơ với bệnh mà không biết sức khỏe đang bị đe doa nghiêm trọng.

Rất nhiều người vẫn còn thờ ơ với những hệ lụy từ căn bệnh máu nhiễm mỡ, họ mắc bệnh mà không biết sức khỏe đang bị đe dọa. Cùng với tiểu đường, ung thư, máu nhiễm mỡ cũng được xem là “sát thủ thầm lặng” của cuộc sống hiện đại.

Máu nhiễm mỡ còn được gọi là rối loạn chuyển hóa lipid máu hay mỡ máu cao. Bình thường trong máu có một tỷ lệ mỡ nhất định, được đánh giá bằng chỉ số xét nghiệm cholesterol, triglycerid… Nếu các chỉ số này cao hơn mức cho phép thì gọi là máu nhiễm mỡ. Trong đó, cholesterol cao là chỉ số đặc trưng của bệnh.

Chất béo bản thân không phải là một chất độc đối với cơ thể mà còn là một dưỡng chất cần thiết để duy trì sự sống. Nhưng nếu dư thừa, nó có thể gây ra những rối loạn bệnh lý nguy hiểm.

Nguy cơ tiềm ẩn

Máu nhiễm mỡ là bệnh phổ biến của thời hiện đại. Căn bệnh không gây tử vong ngay, song những biến chứng từ bệnh gây ra khá nguy hiểm. Người bị bệnh máu nhiễm mỡ thường có nguy cơ mắc phát triển xơ vữa động mạch bệnh, làm tăng huyết áp, tắc nghẽn mạch máu đặc biệt mạch máu ở não và mạch vành, làm tăng nguy cơ suy tim, đột quỵ về sau.

Người bị máu nhiễm mỡ là người có nguy cơ bị mỡ đóng vào trong mạch máu, tạo thành một mảng xơ vữa… dễ dẫn đến tình trạng tắc mạch máu hoặc làm vỡ mạch máu. Đặc biệt, những người có mỡ máu quá cao, tình trạng mạch máu bị bít, hẹp mạch máu nhiều hơn. Nếu xảy ra ở não thì gây nên tai biến mạch máu não; nếu ở ruột gây tắc mạch máu nuôi ruột dẫn đến hoại tử ruột; ở tim sẽ gây ra nhồi máu cơ tim; ở chi gây tắc mạch máu chi...

Nguy cơ tiềm ẩn của bệnh máu nhiễm mỡ bao gồm:viêm tụy, tiểu đường type 2, bệnh tim mạch, đột quỵ, sa sút trí tuệ, đau và tê chân, bệnh gan.

Biểu hiện của bệnh máu nhiễm mỡ

Máu nhiễm mỡ có thể bắt đầu từ khoảng 20 tuổi trở lên, diễn biến bệnh kéo dài, không có biểu hiện gì rõ rệt và thường chỉ được phát hiện qua xét nghiệm máu. Hầu hết bệnh nhân đến gặp bác sĩ thường là đã ở giai đoạn muộn, khi các chất béo dư thừa trong máu đã lắng thành xơ mạch máu, gây xơ vữa động mạch. Nếu không được điều trị kịp thời, lớp mỡ ngày càng dày lên và có thể làm tắc mạch máu, hậu quả là lượng máu không đủ để nuôi các cơ quan trong cơ thể.

Mặc dù khó nhận biết nhưng những dấu hiệu sau có thể cho biết bạn đang bị bệnh máu nhiễm mỡ: Da có những nốt phồng nhỏ bề mặt bóng loáng, màu vàng, mọc nhiều trên da mắt, khuỷu tay, bắp đùi, gót chân, da, lương, ngực…to bằng đầu ngón tay, màu vàng nhạt, không đau, không ngứa. Khi bệnh phát triển nặng, có thể xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, choáng, hoa mắt, bứt rứt trong người, thở ngắn, hồi hộp,…cơ thể phì mập, xét nghiệm máu các bác sĩ chỉ cho biết mỡ máu tăng hơn mức bình thường.
 

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.


Nguyên nhân gây bệnh

Theo BS.CKII Vũ Đức Chung, Chủ nhiệm khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện 354 (Hà Nội), máu cao không phải chỉ do ăn mỡ mà là do ăn các thực phẩm thừa năng lượng. Khi dùng thức ăn béo, hầu hết mỡ hình thành dưới dạng chất béo trung tính gọi là triglycerid hoặc khi tiêu thụ quá nhiều kcalo, kcalo cũng được chuyển đổi thành triglycerid và lưu trữ bên trong các tế bào mỡ. Điều này lý giải vì sao nhiều người ăn chay cũng bị máu nhiễm mỡ.

Nói đến máu nhiễm mỡ nhiều người sẽ nghĩ chỉ những người béo, thừa cân, người cao tuổi mới mắc phải nhưng thực tế ngay cả người gầy, trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc máu nhiễm mỡ rất cao, vậy nguyên nhân của căn bệnh này là do đâu?

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nguyên nhân máu nhiễm mỡ là do di truyền, yếu tố gia đình, chế độ ăn uống không điều độ, ăn nhiều đạm động vật, chất béo bão hòa, nhiều đường bột, ăn ít hoa quả và lười vận động, nhất là dân trí thức, văn phòng.

Ngoài ra quá trình học tập căng thẳng, làm việc áp lực cao không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý sẽ gây căng thẳng stress từ đó dẫn đến hiện tượng rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, mỡ tích tụ nhưng không được chuyển hóa thành năng lượng về lâu dài sẽ dẫn đến các bệnh về tim mạch, mỡ máu.

Biện pháp phòng ngừa bệnh máu nhiễm mỡ

Theo các bác sĩ chuyên khoa, những người bị máu nhiễm mỡ cần đi kiểm tra mỡ máu định kỳ 3 - 6 tháng và áp dụng chế độ ăn uống luyện tập nghiêm khắc:

- Kiểm soát cân nặng bằng cách luyện tập thể dục thể thao.

- Tránh ăn các chất béo bão hòa, ăn nhiều chất béo có lợi, giảm thịt đỏ.

- Ăn nhiều rau quả, nhiều chất xơ.

- Hạn chế ăn các đồ rán, xào nhiều dầu mỡ.

- Không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu.

- Không nên ăn tối quá muộn, ăn nhiều đạm vì rất khó tiêu hóa sẽ làm Cholesterol đọng trên thành động mạch.

(Theo vnmedia)