Cần biết về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

03:09, 17/09/2013

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một bệnh có đặc điểm tắc nghẽn lưu lượng khí thở ra thường xuyên, không hồi phục hoặc chỉ hồi phục một phần, thường có tăng phản ứng đường thở do viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng gây ra...

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một bệnh có đặc điểm tắc nghẽn lưu lượng khí thở ra thường xuyên, không hồi phục hoặc chỉ hồi phục một phần, thường có tăng phản ứng đường thở do viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng gây ra. Theo điều tra về mặt dịch tễ học, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính chiếm khoảng 4,2% dân số trong độ tuổi hơn 40. Tỷ lệ ở nam giới cao hơn, đặc biệt với những người hút thuốc lá, thuốc lào.

Cơ chế bệnh sinh COPD: Sự kích thích bởi các chất khói, khí độc như khói thuốc lá, thuốc lào, bụi ô nhiễm môi trường, hơi khí độc công nghiệp… làm cho phế quản co thắt và dẫn đến các dấu hiệu khó chịu về hô hấp như ho, khó thở rõ rệt với tiếng khò khè. Đồng thời, phản ứng viêm xảy ra tập trung của các tế bào bảo vệ cơ thể ở thành phế quản và làm cho thành phế quản dày lên. Đường kính trong của các phế quản có xu hướng giảm đi, giảm sự lưu thông không khí. Các phản ứng này cũng làm phá huỷ các thành phế nang, gây dãn phế nang. Sự kích thích phế quản dẫn đến tình trạng tăng tiết các chất nhầy, lúc đầu dịch có màu trắng trong, theo thời gian chuyển thành vàng hoặc màu xanh. Sự lấp đầy phế quản này là nguyên nhân gây phản xạ ho để đẩy dịch ra ngoài.

42,6% người dân có hiểu biết về ung thư

Dự án phòng chống ung thư tại Lâm Đồng năm 2013 có kinh phí 500 triệu đồng, trong đó 300 triệu đồng từ nguồn chương trình mục tiêu quốc gia. Dự án nhằm nâng cao nhận thức đúng của cộng đồng về bệnh ung thư, từng bước cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư, tăng tỉ lệ bệnh nhân ung thư được phát hiện sớm, giảm tử vong do một số loại ung thư vú, cổ tử cung, khoang miệng, đại trực tràng.

Theo điều tra của Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh tiến hành 30 cụm ngẫu nhiên với 1.200 mẫu đã xác định tỉ lệ người dân trong tỉnh có hiểu biết về ung thư chiếm 42,6%. Dự án phòng chống ung thư thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống các bệnh không lây nhiễm từ năm 2012. Đến nay, các đơn vị phòng chống ung thư được thiết lập tại các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh, các trung tâm y tế huyện, thành phố và có mạng lưới quản lý bệnh ung thư tại các trạm y tế xã, phường. Tuyến xã tổ chức các hoạt động tuyên truyền phòng bệnh ung thư, khám sàng lọc, phát hiện sớm, chăm sóc giảm nhẹ bệnh ung thư tại cộng đồng.                             DIỆU HIỀN

Tóm lại, sự tăng tiết và tích tụ chất nhầy trong lòng phế quản và sự dày thành phế quản mà nguyên nhân là do phản ứng viêm, phản xạ co thắt cơ phế quản làm tắc nghẽn đường dẫn khí, điều đó giải thích tại sao bạn bị khó thở khi hoạt động gắng sức và thể hiện bằng cách thở nhanh hơn và mạnh hơn, không khí lưu thông càng khó khăn hơn.

Vai trò của một số thăm dò trong chẩn đoán bệnh: Đo chức năng hô hấp là kỹ thuật đo các thể tích khí đi vào và đi ra khỏi phổi, trong một số bệnh có tổn thương đường dẫn khí, nhu mô phổi, thành ngực, các thể tích khí đi vào và ra khỏi phổi bị ảnh hưởng. Việc đo lường các thể tích khí này góp phần chẩn đoán xác định bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Bên cạnh đó, đo chức năng hô hấp còn giúp xác định mức độ tắc nghẽn đường dẫn khí, từ đó đánh giá mức độ nặng của bệnh.

Thử nghiệm giãn phế quản được thực hiện sau khi bệnh nhân đo chức năng hô hấp và phát hiện có tắc nghẽn đường thở. Thử nghiệm này nhằm đánh giá mức độ đáp ứng của phế quản với thuốc dãn phế quản, trong một số trường hợp có thể giúp phân biệt hen phế quản với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Đo khí máu động mạch cho biết nồng độ ô xy và khí  CO2 trong máu. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính càng nặng thì ô xy càng giảm và khí CO2  càng tăng. X-quang phổi không cho phép chẩn đoán xác định bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính mà chỉ giúp ích trong trường hợp có khí phế thũng, giúp phân biệt với một số bệnh phổi khác như: dãn phế quản, ung thư phổi …

Đánh giá lâm sàng để chỉ định điều trị: Về biểu hiện bệnh như khó thở, ho, khạc đờm, khò khè, nhiễm trùng hô hấp tái diễn. Giai đoạn nặng nhìn thấy lồng ngực hình thùng, giảm di động khi thở, khó thở, nói ngắn hơi, co kéo cơ hô hấp phụ cả lúc nghỉ, tiếng thở yếu, nghe rì rào phế nang giảm, có thể có suy tim phải, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, phù chi.

Chẩn đoán COPD lần đầu: Bệnh nhân trên 40 tuổi, thường là nam giới có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào lâu năm có biểu hiện như ho và khạc đờm kéo dài, khó thở tăng dần, tiền sử có nhiều đợt nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Đo thông khí phổi: có tắc nghẽn lưu lượng thở không hồi phục.

Phân giai đoạn COPD: Mức độ nhẹ có biểu hiện như khó thở khi đi nhanh trên mặt bằng hay đi trên đường hơi lên dốc, hoặc đi bộ lên tầng 2, hay đi bộ trong vòng 1.000m. COPD trung bình: đi bộ chậm hơn người cùng tuổi do khó thở, hoặc phải dừng lại để thở mặc dù đi trên mặt bằng trong vòng 1.000m. COPD nặng: Khó thở ngay khi đi bộ chậm trên mặt bằng khoảng 100m. COPD rất nặng: Khó thở ngay trong sinh hoạt hàng ngày như ăn, nói, tắm, thay quần áo.

Những nguyên tắc chính trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Phát hiện sớm và xử trí can thiệp sớm để đạt được mục tiêu điều trị là giảm triệu chứng, cải thiện khả năng vận động, phòng và điều trị đợt cấp, phòng và điều trị biến chứng, làm chậm quá trình tiến triển bệnh, cải thiện được tình trạng sức khoẻ, giảm tỷ lệ tử vong. Điều trị COPD giai đoạn ổn định bao gồm: Cai nghiện thuốc lá, thuốc lào; tiêm vaccine phòng cúm, phế cầu; dùng đều đặn thuốc dãn phế quản tác dụng kéo dài, dùng đều đặn trị liệu ICS/LABA dạng hít khi có ¬≥ 1 đợt cấp/ năm, điều trị thích hợp các đợt cấp, điều trị phục hồi chức năng.

Một số biến chứng có thể xảy ra: Trong trường hợp cấp tính dẫn đến nhiễm khuẩn hô hấp kéo dài và tái phát, suy hô hấp, tràn khí màng phổi. Giai đoạn mãn tính: bệnh sẽ dẫn đến suy hô hấp mãn, tâm phế mãn.

Phòng bệnh: Đối với người hút thuốc cần bỏ thuốc lá, thuốc lào; tăng vận động như tập thể dục, tập dưỡng sinh; cung cấp bữa ăn đủ dinh dưỡng và vitamin A, C, E (chống oxy hóa), tiêm vắc xin phòng cúm, phế cầu.

Ths-Bs Hà Thị Gương