Thức ăn nhiễm độc thường do vi khuẩn gây ra trong quá trình lưu trữ, bảo quản và chế biến, ăn vào sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Làm thế nào để thải độc cho cơ thể khi chẳng may nạp chất độc vào người?
Nhiều loại rau củ quả thải độc rất hiệu quả. Ảnh: Hà Dương |
Thức ăn nhiễm độc thường do vi khuẩn gây ra trong quá trình lưu trữ, bảo quản và chế biến, ăn vào sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Làm thế nào để thải độc cho cơ thể khi chẳng may nạp chất độc vào người?
Thực phẩm nào nhiễm độc?
Có rất nhiều loại thực phẩm có công dụng rất tốt nhưng lại luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc cho cơ thể. Chẳng hạn:
- Cà chua. Vì cà chua vỏ rất mỏng, dễ bị giập nát, vi khuẩn xâm nhập, dễ nhiễm khuẩn Salmonella (bệnh viêm dạ dày ruột). Cà chua xanh sống rất nguy hiểm vì chất độc Solanine, ăn xong có thể chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa.
- Mộc nhĩ trắng (ngân nhĩ, nấm tuyết) khi ngả vàng, kém tươi, không đàn hồi… là do nhiễm khuẩn flavobacterium, ăn vào dễ bị ngộ độc.
- Rong biển ngâm nước lạnh mà chuyển màu xanh tím than là đã bị nhiễm độc.
- Chè mốc uống phải nhẹ sẽ gây chóng mặt, tiêu chảy.
- Dưa cà muối chưa chín có thể có chất độc nitrite gây ung thư.
- Trứng rất dễ nhiễm vi khuẩn Salmonella sâu vào lòng trứng. Trứng sau chế biến 2 giờ cũng không nên ăn vì có thể đã nhiễm khuẩn.
- Hàu rất giàu đạm, kẽm, dễ tiêu nhưng dễ nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, trong đó có sán, Norovirus (gây viêm ruột, viêm dạ dày) và Vibrio (vi khuẩn gây ra bệnh tả).
- Cá ngừ đã gây ra hàng trăm ca bệnh/năm bởi độc chất Scombrotoxin, gây tiêu chảy, thậm chí biến chứng mù mắt.
- Giá đỗ không có rễ. Có thể do khi ủ, giá đỗ đã bị dùng thuốc diệt cỏ, có thể gây bệnh ung thư.
Thải độc cho cơ thể
Mẹo giải độc hàng ngày
- Ăn nhiều chất xơ (có trong gạo lứt, hoa quả, rau xanh các loại, đặc biệt là củ cải, Atiso, cải cắp, súp lơ xanh, tảo xoắn, tảo biển…). Đặc biệt là táo xanh có thể khử độc tự nhiên.
- Uống 2 lít nước/ngày. Uống vitamin C giúp cơ thể sản sinh ra chất loại bỏ độc tố. Thải độc cho gan có các loại thảo dược như rễ cây bồ công anh, cây ngưu bàng, cây kế…
- Tắm hơi giúp cơ thể loại bỏ chất độc qua mồ hôi. Thường xuyên massage, tập thể dục, yoga, khí công 1giờ/ngày rất tốt để thải độc.
Theo BS Hoàng Xuân Đại, (nguyên bác sỹ BV 103), hãy luôn lắng nghe cơ thể để phát hiện các biểu hiện lạ mà điều chỉnh sức khỏe kịp thời. Những dấu hiệu cơ thể cần thải độc gồm:
- Hôi miệng. Do vi khuẩn, mảnh vụn thức ăn bám trong miệng, vệ sinh răng miệng kém, cặn bã - vi khuẩn đọng ở nếp gấp đường ruột, khoang miệng... gây nên. Trường hợp này nên dùng miếng cạo lưỡi để tống bớt vi khuẩn và nấm men bám trên lưỡi. Nên uống nhiều nước và dùng một số loại thảo mộc như: Rau mùi tây, thì là, đinh hương để khử mùi hôi.
- Phản ứng mạnh với mùi nước hoa, khói: Khi gặp những mùi này bạn có cảm giác đau đầu, buồn nôn. Nguyên nhân là do cơ thể quá tải chất độc sẽ làm mũi nhạy cảm hơn và gan loại bỏ độc tố không hiệu quả. Có thể dùng trà thảo mộc các loại như cây kế sữa, bồ công anh... để ngăn sự xâm nhập của chất độc và phát triển, phục hồi lại chức năng gan.
- Táo bón. Nếu đã bị táo bón, cố gắng uống nhiều nước (trà thảo dược giải độc càng tốt), ăn nhiều rau xanh, chuối, tập thể dục… để giải độc. Luyện để hàng ngày “đại tiện” đều và các loại độc tố không hấp thu lại vào máu, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo lương y Lê Minh (Trung tâm Truyền thông và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Hà Nội), hằng ngày có thể giải độc cho cơ thể bằng cách:
- Uống nhiều nước cam, chanh. Nước chanh, cam rất tốt để giải trừ độc tố trong cơ thể. Một ly nước chanh, cam buổi sáng sẽ giúp làm sạch và kiềm hóa cơ thể.
- Táo, củ cải, cần tây, hành tây, tỏi, gừng, cà rốt... Thời điểm thu sang đông này, những củ quả trên có tác dụng giải độc rất tốt cho cơ thể. Những loại củ quả và gia vị này có khả năng chống bức xạ tự nhiên vào thức ăn, đặc biệt là tỏi vì trong tỏi có chất Selenium chống ôxy hóa, ức chế được quá trình tổng hợp chất Nitrosamine, ngăn chặn sự hình thành ung thư đường tiêu hóa.
- Rau lang ngăn ngừa táo bón. Rau cải cúc giàu vitamin A - tốt cho gan và giúp cơ thể tiêu độc.
- Nho có chứa chất chống ôxy hóa mạnh như axit tannic và citric ngừa sự hình thành các vết thâm, nám trên da, giúp bảo vệ thị lực.
- Tảo bẹ có chất Apoptosis, có thể ức chế miễn dịch, ngăn ngừa, chống bức xạ, đột biến và ôxy hóa.
- Sữa có nhiều protein, uống sữa đều vào buổi sáng và tối giúp cơ thể ngăn chặn hấp thu chì, thúc đẩy bài tiết chì ra ngoài.
Ngoài ra, hàng ngày bạn nên tập thể dục như đi bộ, chạy bộ, đạp xe… để cải thiện hệ thống tiêu hóa. Massage có thể giải độc cơ thể khá hữu hiệu, vì nó giúp cải thiện lưu thông máu.
Với "chất độc" stress, cần loại bỏ song song cùng thải độc cơ thể. Bạn có thể tập yoga, khí công để giảm stress và vực dậy tinh thần với các cảm xúc tích cực. Hoặc tắm xả nước nóng dưới vòi sen 5 phút, rồi lại xả bằng nước lạnh khoảng 30 giây (lặp lại 3 lần), sau đó nằm nghỉ 30 phút.
(Theo Khampha.vn)