Điện thoại di động có làm tăng nguy cơ ung thư não?

08:11, 14/11/2014

Điện thoại di động và điện thoại không dây có làm tăng nguy cơ ung thư não không? Nghiên cứu cho thấy nguy cơ tăng gấp 3 lần sau 25 năm sử dụng.

Điện thoại di động và điện thoại không dây có làm tăng nguy cơ ung thư não không? Nghiên cứu cho thấy nguy cơ tăng gấp 3 lần sau 25 năm sử dụng.
 
Những người sử dụng điện thoại di động có thể bị tăng gấp 3 nguy cơ ung thư não sau một thời gian dài - chừng 25 năm, so với những người mới chỉ sử dụng dưới 1 năm.
 
Nguy cơ bị u tế bào đệm - một loại ung thư não chết người thường gặp – tăng theo số năm và số giờ sử dụng.
 

Nghiên cứu của TS Lennart Hardell, đăng trên tạp chí Pathophysiology, là một trong số ít những nghiên cứu về mối liên quan giữa điện thoại di động và nguy cơ ung thư.
 
Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu trái ngược với một nghiên cứu lớn nhất từng được tiến hành về chủ đề này, theo đó không tìm thấy bằng chứng vững chắc về việc điện thoại di động làm tăng nguy cơ ung thư não.
 
Tuy nhiên, cho dù nguy cơ bị ung thư tế bào đệm có tăng gấp đôi hoặc gấp 3, thì nguy cơ vẫn rất thấp.
 
Trong thời gian từ 1995 - 2002,chỉ có khoảng 5/100.000 người châu Âu (0,005%) có chẩn đoán bị u não ác tính. Nếu tăng gấp ba thì tỷ lệ sẽ vào khoảng 16/100.000 người (0,016%).
 
Nghiên cứu của TS Hardell đã so sánh 1.380 bệnh nhân bị u não ác tính với những người không bị. Sau đó họ so sánh việc sử dụng điện thoại ở các đối tượng.
 
Những người cho biết đã sử dụng điện thoại di động trong 20 hoặc 25 năm dễ có chẩn đoán u thần kinh đệm gấp gần 2 lần so với những người sử dụng dưới 1 năm. Nhưng người sử dụng trên 25 năm dễ bị loại ung thư này hơn gấp 3 lần.
 
Tuy nhiên, nghiên cứu không thấy mối liên quan giữa điện thoại cố định với các dạng u não ác tính khác ngoài u tế bào thần kinh đệm.
 
Những người nhớ rằng mình nghe gọi nhiều nhất - hơn 1.486 giờ - dễ bị u tế bào thần kinh đệm gấp đôi so với những người dùng ít giờ nhất - từ 1-122 giờ.
 
Những nghiên cứu như thế này thường có nhiều hạn chế, vì nó chỉ dựa trên khả năng bệnh nhân nhớ được những hành vi của mình từ hàng chục năm trước đó.
 
Năm 2011, một ủy ban của Tổ chức Y tế Thế giới gồm 31 nhà khoa học đến từ 14 nước, đã phân loại điện thoại là “tác nhân có thể gây ung thư”.
 
Điện thoại di động phát ra năng lượng tần số cao, có thể bị hấp thu bởi các mô gần sát với nơi đặt máy. TS Hardell cho rằng bức xạ từ điện thoại di động có thể gây ra vấn đề, nhất là khi người sử dụng nằm ngủ gần chúng.
 
Trẻ em là đối tượng mẫn cảm nhất với bức xạ phát ra từ điện thoại, vì trẻ em có đầu nhỏ hơn, xương sọ mỏng hơn và độ dẫn truyền của não cao hơn. Trẻ cũng hấp thu nhiều tần số cao từ trường điện từ hơn.
 
Các em gái cũng hay để điện thoại thông minh dưới gối. Việc mang điện thoại đi ngủ là một thói quen xấu.
 
Các chuyên gia khuyên nên áp dụng một số biện pháp thận trọnng để giảm nguy cơ, như dùng loa ngoài hoặc bộ đàm thoại rảnh tay
 
Tuy nhiên, rất khó để đưa ra những khuyến nghị chính thức vì còn thiếu số liệu, trường hợp này không giống như hút thuốc lá và ung thư phổi vì mooisliene quan chưa được chứng minh.
 
(Theo Báo Dân trí)