Tổ chức nghiên cứu kinh tế - xã hội NEF (trụ sở tại Anh) vừa công bố Chỉ số Hành tinh Hạnh phúc (HPI), trong đó Costa Rica, Colombia và Việt Nam đứng đầu bảng xếp hạng 151 quốc gia được đánh giá.
Tổ chức nghiên cứu kinh tế - xã hội NEF (trụ sở tại Anh) vừa công bố Chỉ số Hành tinh Hạnh phúc (HPI), trong đó Costa Rica, Colombia và Việt Nam đứng đầu bảng xếp hạng 151 quốc gia được đánh giá.
|
Bản đồ HPI của 153 quốc gia. Màu xanh thể hiện mức độ tốt, màu hổ phách (khá) và màu đỏ (xấu). Ảnh: Movehub |
NEF thiết lập một bản đồ sử dụng dữ liệu HPI mới nhất, được xem là phương pháp đo lường toàn cầu về chỉ số hạnh phúc và bền vững tại 153 quốc gia. Kết quả gây ngạc nhiên khi 3 nước Costa Rica, Colombia và Việt Nam dẫn đầu bảng xếp hạng, trong khi các quốc gia phát triển như Anh (xếp vị trí 44), cao hơn so với Đức (47), Tây Ban Nha (62), Canada (65), Úc (76) và Mỹ (105) thậm chí không lọt được vào tốp 10.
Chỉ số HPI của NEF đề cao phương pháp đánh giá, bao gồm tuổi thọ, cảm giác thoải mái và các hành vi tác động đến môi trường chứ không dựa vào mức độ giàu có. Để thu thập dữ liệu, các nhà nghiên cứu của NEF trực tiếp đặt câu hỏi với người dân tại 153 quốc gia về mức độ hài lòng đối với cuộc sống hiện tại của họ.
Về tiêu chí cảm giác thoải mái, người dân trả lời câu hỏi dạng thang điểm từ 0-10, trong đó 0 đại diện cho cuộc sống tồi tệ nhất và 10 là cuộc sống tốt nhất.
Đối với tiêu chí tuổi thọ, bao gồm cả sức khỏe, NEF lấy dữ liệu từ báo cáo phát triển con người UNDP năm 2011.
Cuối cùng là các hành vi tác động đến môi trường, NEF dựa trên đánh giá mức độ tiêu thụ tài nguyên tại mỗi quốc gia do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) ghi nhận. Đây là phương pháp tính lượng đất cần thiết / bình quân đầu người để duy trì mô hình tiêu thụ của một quốc gia, tức sản lượng trung bình sản xuất ra / 1 héc-ta đất.
Hai tiêu chí đầu tiên sẽ đánh giá mức độ hạnh phúc của người dân, tiêu chí thứ 3 đề cập đến yếu tố bền vững, có nghĩa là người dân trong nước được hỗ trợ mà không cần bất kỳ sự giúp đỡ nào từ bên ngoài.
Do các quốc gia phát triển khó duy trì khả năng tự cung tự cấp (đòi hỏi dân số lớn tham gia sản xuất) nên các quốc gia này dù có thu nhập bình quân đầu người cao nhưng lại không đạt thứ hạng cao vì lép vế ở tiêu chí thứ 3.
Tổ chức NEF, còn gọi là Quỹ Kinh tế mới, được thành lập vào tháng 6-1986 nhằm mục đích đề ra các ý tưởng lớn như tổ chức tài chính phát triển cộng đồng, phân tích dòng tiền địa phương… Trong đó, Chỉ số hành tinh hạnh phúc là chỉ số do NEF tổng hợp từ các số liệu chọn lọc tại các quốc gia, tổ chức quốc tế và số liệu do chính NEF điều tra.
(Theo Báo Người lao động)