8 sai lầm lớn thường gặp với đôi mắt

09:01, 28/01/2015

Theo Daily Mail, một sinh viên Đài Loan đã bị hỏng đôi mắt vì đeo kính áp tròng suốt trong 6 tháng ròng mà không một lần tháo ra và vệ sinh đúng cách. Do vậy, hãy dành ít thời gian để đọc những điều sau đây để giúp bạn tránh được những sai lầm tương tự cũng như biết cách chăm sóc "cửa sổ tâm hồn" của mình nhé.

Theo Daily Mail, một sinh viên Đài Loan đã bị hỏng đôi mắt vì đeo kính áp tròng suốt trong 6 tháng ròng mà không một lần tháo ra và vệ sinh đúng cách. Do vậy, hãy dành ít thời gian để đọc những điều sau đây để giúp bạn tránh được những sai lầm tương tự cũng như biết cách chăm sóc “cửa sổ tâm hồn” của mình nhé.
 
Chơi thể thao mà không đeo đồ bảo vệ mắt
 
Những môn thể thao với bóng như tennis, racquetball, thậm chí cầu lông luôn tiềm ẩn nguy cơ gây tổn thương cho mắt. Do vậy, cần cẩn thận để tránh bị bóng (hoặc cầu) đập vào mắt. Nếu có thể, bạn nên đeo dụng cụ bảo vệ mắt khi chơi.
 
Đeo kính khi ra nắng, đi biển để bảo vệ mắt
Đeo kính khi ra nắng, đi biển để bảo vệ mắt

Đeo kính áp tròng quá lâu
 
Nhiều người thích mang kính áp tròng vì nó tiện nhưng họ không biết những tác hại do nó mang đến. Chẳng hạn, kính áp tròng sẽ nằm ngay trên giác mạc, khiến lượng ôxy dẫn đến các mạch máu không đủ. Một điều nữa là kính áp tròng sẽ tạo nên một lớp màng như vảy cá và theo thời gian sẽ dày lên nếu khôn được vệ sinh đều đặn và đúng cách. Điều này cũng khiến lượng ôxy cung cấp cho giác mạc không đủ. Hậu quả, giác mạc của bạn dễ bị mầm bệnh tấn công hơn và có thể bị hư. Do vậy, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng cho từng loại kính áp tròng để biết bao lâu lấy ra một lần và vệ sinh thế nào cho phù hợp.
 
Kính áp tròng sẽ nằm ngay trên giác mạc, khiến lượng ôxy dẫn đến các mạch máu không đủ
Kính áp tròng sẽ nằm ngay trên giác mạc, khiến lượng ôxy dẫn đến các mạch máu không đủ

Dụi mắt
 
Thói quen tệ hại của nhiều người này là điều cực kỳ không tốt cho mắt vì chỉ khiến cho vật đang bám trên bề mặt của đôi mắt sẽ đi sâu vào mắt hơn và làm tổn thương giác mạc, gây nhiễm trùng. Do vậy, thay vì dụi thì bạn hãy chớp mắt để nước mắt cuốn trôi vật lạ đi. Nếu việc chớp mắt không có kết quả thì hãy dùng thuốc nhỏ mắt (loại không cần kê toa) để đẩy vật lạ ra. Hãy đi tới bác sĩ gấp nếu như không giải quyết được vấn đề.
 
Thay vì dụi thì bạn hãy chớp mắt để nước mắt cuốn trôi vật lạ đi.
Thay vì dụi thì bạn hãy chớp mắt để nước mắt cuốn trôi vật lạ đi.

Sửa chữa lặt vặt mà không đeo kính bảo vệ
 
Khi bạn đóng đinh hay đục đẽo gì đó, nếu bất cẩn có thể bị đinh hay vật lạ văng vào đôi mắt. Do vậy cách tốt nhất để phòng tránh tai nạn là hãy đeo kính bảo vệ mắt trước khi thực hiện công việc.
 
Dùng mascara quá hạn sử dụng
 
Đừng nghĩ đây là chuyện nhỏ vì lông mi bạn sẽ đầy vi khuẩn gây bệnh. Hãy vứt bỏ những món trang điểm dành cho mắt sau ba tháng. Một điều cần nhớ nữa là: Đừng dùng các ngón tay để trét phấn mắt, trừ khi đã rửa tay thật sạch.
 
Không được dùng mascara quá hạn sử dụng
Không được dùng mascara quá hạn sử dụng

Bỏ quên kính mát ở nhà
 
Nếu bạn có chuyến đi chơi biển và quên mang theo kính mát, hãy ghé một hiệu kính thuốc uy tín để mua một đôi. Dù bạn không nhìn trực tiếp vào mặt trời nhưng những ánh sáng dội lại từ sóng biển và bãi cát có thể gây ra chứng viêm giác mạc do tiếp xúc ngắn hạn với tia cực tím, có thể dẫn đến mù lòa. Khi mua kính nhớ chọn loại có tròng kính to để tăng bề mặt bảo vệ, và chọn loại có thể chống được các tia UVA và UVB.
 
Đeo kính áp tròng trong nước
 
Khi bạn đi bơi hoặc nằm trong bồn tắm, hay thậm chí tắm vòi sen, hãy tránh để kính áp tròng tiếp xúc với nước. Nước có thể là nguồn nuôi dưỡng ký sinh trùng và trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạnh mất thị lực.
 
Không chịu đến gặp bác sĩ khi gặp trục trặc về mắt
 
Đã có trường hợp một phụ nữ gặp trục trặc ở võng mạc, bị mất thị lực một mắt vào thứ Sáu nhưng mãi đến Chủ nhật mới đến khám bác sĩ. Bác sĩ cho rằng đã có thể cứu được nếu như cô ấy đến sớm hơn. Do vậy lời khuyên tốt nhất là hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu như bạn cảm thấy có điều gì đó không ổn với “cửa sổ tâm hồn” của mình.
 
(Theo Báo Người lao động)