(LĐ online) - Thông tin trên được Tỉnh ủy Lâm Đồng cho biết tại buổi sơ kết tình hình thực hiện Kế hoạch số 36-KH/TU, ngày 04/5/2012 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 16/01/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI)về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhằm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 vừa diễn ra tại Đà Lạt.
(LĐ online) - Thông tin trên được Tỉnh ủy Lâm Đồng cho biết tại buổi sơ kết tình hình thực hiện Kế hoạch số 36-KH/TU, ngày 04/5/2012 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 16/01/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI)về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhằm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 vừa diễn ra tại Đà Lạt.
|
Nhà máy xử lý rác thải tại Đà Lạt sắp đưa vào hoạt động |
Theo thống kê, tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ năm 2010 đến nay tại các đô thị đã tăng từ 350 tấn/ngày lên 420 tấn/ngày. Tuy nhiên, tỉ lệ thu gom rác thải hiện nay lại giảm, chỉ đạt khoảng 60% (tức đạt 252 tấn/ngày) nguyên nhân là do các phương tiện thu gom chưa được đầu tư.
Hiện nay, Đà Lạt đã có nhà máy xử lý chất thải rắn với công suất 200 tấn/ngày, có thể tiếp nhận nguồn chất thải rắn của thành phố và xử lý, đảm bảo đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Tuy nhiên vẫn còn 1 tỷ lệ chất thải rắn chỉ được xử lý chủ yếu bằng phương pháp chôn, lấp, không đảm bảo yêu cầu xử lý về môi trường.
Để khắc phục tình trạng trên, UBND tỉnh Lâm Đồng đang quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn toàn tỉnh, dự kiến sẽ được phê duyệt vào quý I năm 2015. Tuy nhiên, trước mắt, UBND tỉnh sẽ cho phép đầu tư một số bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh tại một số địa phương có yêu cầu cấp bách.
Văn Báu