Trẻ tiếp xúc khói thuốc có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp 4 lần

08:04, 09/04/2015

Trong một nghiên cứu được công bố trên chuyên san Circulation số mới nhất, các chuyên gia Phần Lan đã phát hiện rằng chỉ việc có bố hút thuốc nhưng mới dừng ở mức cố gắng hạn chế con mình tiếp xúc với hành động hút thuốc của họ đã làm tăng gần gấp đôi rủi ro mắc bệnh tim khi trưởng thành so với trẻ có cha mẹ nhất quyết "nói không" với chuyện phì phèo.

Trong một nghiên cứu được công bố trên chuyên san Circulation số mới nhất, các chuyên gia Phần Lan đã phát hiện rằng chỉ việc có bố hút thuốc nhưng mới dừng ở mức cố gắng hạn chế con mình tiếp xúc với hành động hút thuốc của họ đã làm tăng gần gấp đôi rủi ro mắc bệnh tim khi trưởng thành so với trẻ có cha mẹ nhất quyết “nói không” với chuyện phì phèo.
 
Việc tiếp xúc thụ động với hành động hút thuốc trong thời niên thiếu làm tăng rủi ro mắc bệnh tim khi trưởng thành -  Ảnh minh họa: Shutterstock
Việc tiếp xúc thụ động với hành động hút thuốc trong thời niên thiếu làm tăng rủi ro mắc bệnh tim khi trưởng thành - Ảnh minh họa: Shutterstock
Với trẻ có bố mẹ hút thuốc trước mặt chúng và không thực sự hạn chế sự tiếp xúc của chúng, rủi ro mắc bệnh tăng cao gần 4 lần so với trẻ là con của những người không hút thuốc.
 
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi hơn 1.500 trẻ em trong 20 năm. Trong đợt thu thập dữ liệu đầu tiên từ năm 1980 -1983, các chuyên gia đo mức cotinine trong máu trẻ. Cotinine là chất còn lưu lại trong máu sau khi tiếp xúc nicotine.
 
Nhóm chuyên gia sau đó tiếp tục thu thập dữ liệu đợt 2 từ năm 2001-2007 để đo mức mảng bám carotid ở các đối tượng khi đó đã thành người lớn. Những đứa trẻ trong đợt trước được phát hiện có mức cotinine cao hơn cũng có mức mảng bám carotid cao hơn khi lớn lên. Sự hình thành mảng bám carotid có thể dẫn đến bệnh tim.
 
“Nghiên cứu này bổ sung cơ sở bằng chứng rằng việc tiếp xúc thụ động với hành động hút thuốc trong thời niên thiếu làm tăng rủi ro mắc bệnh tim khi trưởng thành”, ông Stanton Glantz, giáo sư thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục về Kiểm soát Thuốc lá thuộc Đại học California, San Francisco (Mỹ) cho biết.
 
Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ, gần 60% trẻ em trong độ tuổi từ 3 -  11 tiếp xúc thụ động với khói thuốc và môi trường gia đình là nơi dễ xảy ra điều này nhất.
 
(Theo Báo Thanh niên)