Các nhà khoa học luôn khuyến cáo, người tiêu dùng phải thận trọng khi ăn lạc bởi nếu ăn phải lạc mọc mầm hoặc lạc mốc, hàm lượng dinh dưỡng có trong lạc sẽ bị nấm mốc tiêu thụ, đồng thời một vài loại nấm mốc lại có thể tiết ra chất thay thế có độc gây ngộ độc cho người ăn phải.
Lạc (còn được gọi là đậu phộng) là thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là chất oxy hóa, omega 3 tuyệt vời cho sức khỏe và là nguồn cung cấp protein tốt nhất trong giới thực vật. Đây là món ăn được tích trữ làm “lương khô” trong nhiều gia đình. Tuy nhiên do chất lượng và cách bảo quản không tốt, lạc rất dễ bị chảy dầu, mốc, mọc mầm…
Các nhà khoa học luôn khuyến cáo, người tiêu dùng phải thận trọng khi ăn lạc bởi nếu ăn phải lạc mọc mầm hoặc lạc mốc, hàm lượng dinh dưỡng có trong lạc sẽ bị nấm mốc tiêu thụ, đồng thời một vài loại nấm mốc lại có thể tiết ra chất thay thế có độc gây ngộ độc cho người ăn phải.
Vì vậy, khi chọn lạc để chế biến cần quan sát kỹ và loại bỏ những hạt lạc bị nảy mầm hoặc mọc ra một lớp mốc màu xám xanh, tuyệt đối không nên ăn những hạt này.
Dưới đây là những người nên nói “không với món lạc:
Người bị cắt túi mật, tiêu hóa kém
Đậu phộng nhiều mỡ nên sẽ không thích hợp với người yếu tì, viêm ruột, tiêu hóa kém ăn. Đặc biệt với những người bị cắt túi mật thì tuyệt đối không nên ăn, vì đậu phộng chứa nhiều mỡ nên cần lượng lớn dịch mật để tiêu hóa chúng. Người đã bị cắt túi mật sẽ không đủ dịch mật để giúp tiêu hóa khi ăn lạc.
Người bị nóng trong
Đậu phộng vị ngọt, tính nóng, người bị viêm khoang miệng, viêm lưỡi, miệng lưỡi lở loét, mũi chảy máu... do chứng nội nhiệt bốc hỏa sau khi ăn đậu phộng sẽ tăng hỏa khí, làm bệnh tăng nặng và khó thở hơn.
Người đang giảm cân
Lạc có lượng calo và hàm lượng chất béo cao, đặc biệt là chiên dầu thì hàm lượng calo tăng gấp đôi. Vì vậy, những người có ý định muốn giảm cân thì nên tránh xa.
Người mỡ máu
Trong lạc có chứa một lượng lớn chất béo, những người bị cao huyết áp ăn sẽ làm cho lượng mỡ trung bình trong máu tăng lên, lượng mỡ trong máu tăng sẽ kèm với hiện tượng xơ cứng động mạch, cao huyết áp, rất có hại cho cơ thể.
Người bị bệnh gout
Nguyên nhân gây bệnh gout là do có sự rối loạn chuyển hóa acid uric, làm tăng lượng acid uric trong máu. Chế độ ăn uống nhiều chất béo sẽ làm giảm bài tiết axit uric khiến cho bệnh có xu hướng trầm trọng hơn. Lạc là một trong những thực phẩm nhiều chất dầu béo và chất protein nên không thích hợp để bệnh nhân gout tiêu thụ nhiều.
Người bị bệnh tiểu đường
Việc kiểm soát chế độ dinh dưỡng để lượng đường không tăng lên. Việc sử dụng chất béo cũng không được quá 30g mỗi ngày. Trong khi đó 18 hạt lạc sẽ tương đương với 10g chất béo. Vì vậy, việc ăn lạc với người bệnh tiểu đường là vô cùng có hại.
Người mắc bệnh máu nhiễm mỡ
Chế độ ăn uống không hợp lý là một lý do quan trọng gây ra bệnh máu nhiễm mỡ. Cho nên nguyên tắc điều trị bệnh này thông qua chế độ ăn là hạn chế lượng calo, đồng thời làm giảm lượng axit béo bão hòa và cholesterol. Lạc là thực phẩm có hàm lượng chất béo và lượng calo cao, ăn nhiều chỉ làm bệnh thêm trầm trọng hơn, thâm chí còn gây ra các bệnh nguy hiểm khác như bệnh mạch vành, bệnh tim mạch hay mạch máu não khác.
(Theo Báo Gia đình & Xã hội)