(LĐ online) - Theo xác định của Chi cục Bảo vệ thực Lâm Đồng, loài bướm đã và đang bay lượn từng đàn dày đặc trên các cánh đồng Cil Mup, xã Đạ Tông; cánh đồng Cọp, xã Đạ M'Rông thuộc huyện Đam Rông thuộc loài bướm vàng chanh ( catopisilia pomona), phân bổ chủ yếu từ các nước Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Philipine, Malaysia, vùng lãnh thổ Đài Loan… di cư sang nhiều tỉnh, thành trong nước Việt Nam vào mùa hè và mùa xuân.
[links()]
(LĐ online) - Theo xác định của Chi cục Bảo vệ thực Lâm Đồng, loài bướm đã và đang bay lượn từng đàn dày đặc trên các cánh đồng Cil Mup, xã Đạ Tông; cánh đồng Cọp, xã Đạ M’Rông thuộc huyện Đam Rông thuộc loài bướm vàng chanh ( catopisilia pomona), phân bổ chủ yếu từ các nước Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Philipine, Malaysia, vùng lãnh thổ Đài Loan… di cư sang nhiều tỉnh, thành trong nước Việt Nam vào mùa hè và mùa xuân.
Lâm Đồng là tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên trồng nhiều giống cây muồng như: muồng lác, muồng hoàng yến, muồng hoa hường… là loại thức ăn lá rất ưa thích của các loài sâu non do bướm vàng chanh sinh ra.
Ngoài ra, bướm vàng chanh còn gây hại một vài loại cây lâm nghiệp, cây xanh khác như gièng gièng, giáng hương, móng bò…
Môi trường tập trung đậu bám của bướm vàng chanh là ở các khu vực đất ẩm ướt dọc lề đường, đặc biệt đối với những loài cây đang thời kỳ ra hoa.
Ở Lâm Đồng, loài bướm vàng chanh giao phối và sinh sản rất nhanh vào tháng 4 hàng năm và hoàn toàn không gây hại trên các loại cây trồng nông nghiệp như chè, cà phê, rau, hoa…,nên bà con nông dân yên tâm sản xuất theo kế hoạch thời vụ của mình.
VŨ VĂN