Nhiều thói quen ăn uống sai lầm sẽ khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi. Dưới đây là những sai lầm mà bạn có thể đang mắc phải và nên tìm cách khắc phục ngay.
Cà phê có thể giúp bạn tỉnh táo hơn vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng cà phê cả ngày, bạn có thể đang lạm dụng nó. Bỏ qua cà phê vào buổi chiều và thay vào đó là các thực phẩm giàu calo có thể giúp bạn tăng cường năng lượng và cảm thấy tốt hơn. Trước khi uống đến tách cà phê thứ 4, hãy đánh giá lại chế độ ăn của bạn và cố gắng bổ sung các thực phẩm giàu năng lượng.
Trước khi bạn hoàn toàn từ bỏ món hăm-bơ-gơ, hãy nhớ lại lời mẹ bạn vẫn thường nói: “mọi thứ đều phải điều độ”. Thịt đỏ rất giàu sắt, nếu thiếu yếu tố này cơ thể của bạn sẽ không cung cấp đủ oxy cho các tế bào hoạt động, khiến bạn cảm thấy lờ đờ và mệt mỏi. Thay vì từ bỏ thịt đỏ, bạn vẫn nên sử dụng các thực phẩm giàu chất sắt này (như bít tết, hăm-bơ-gơ) một đến hai lần mỗi tuần.
Đường có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe nếu bạn ăn quá nhiều. Bạn cũng nên chú ý về lượng đường trong thực phẩm đóng gói và đông lạnh. Và nếu bạn đang ăn quá nhiều đường, hãy thực hiện các bước để cắt giảm. Nhưng cần lưu ý rằng cơ thể của bạn cũng cần một ít đường để hoạt động. Ví dụ, bạn đang tránh ăn táo bởi vì nó có đường tự nhiên, đó là một dấu hiệu của việc ăn kiêng quá đà.
Đừng sợ tinh bột. Cơ thể bạn cần chúng để hoạt động tốt và không cảm thấy buồn ngủ cả ngày. Chìa khóa cho một chế độ ăn uống thành công là cung cấp đủ các nguồn thức ăn giàu tinh bột và chất xơ.
Điều này có thể khiến cơ thể của bạn luôn bị thiếu hụt năng lượng. Thay vì có thể giảm được trọng lượng nhiều hơn, cơ thể bạn sẽ đi vào khủng hoảng. Nó làm cho cơ thể của bạn tăng cường dự trữ calo dưới dạng chất béo và bạn lại càng cảm thấy sống dở chết dở. Thay vì trở nên bị ám ảnh về tiêu thụ calo, hãy cố gắng sống một lối sống năng động và đi bộ thường xuyên trong ngày.