Trong những năm gần đây, cảnh báo về các tác dụng phụ do bột ngọt (mì chính) gây ra khiến người tiêu dùng lo sợ và sử dụng hạt nêm thay thế. Nhưng, hạt nêm có thực sự an toàn?
Trong những năm gần đây, cảnh báo về các tác dụng phụ do bột ngọt (mì chính) gây ra khiến người tiêu dùng lo sợ và sử dụng hạt nêm thay thế. Nhưng, hạt nêm có thực sự an toàn?
|
Ảnh minh họa. |
Rất ít người tiêu dùng biết rằng hạt nêm chỉ là một chất phụ gia. Chúng hoàn toàn không thể thay thế các nguyên liệu thực phẩm thịt, cá. Tính ngọt của loại gia vị này gấp 200 lần các loại bột ngọt khác. Đặc biệt, trong bột nêm chứa chủ yếu một loại chất tên gọi I & G, kết hợp từ hai chất Disodium 5’ - Guanylate và Disodium 5’ - Inosinate.
Disodium 5’ - Guanylate và Disodium 5’ - Inosinate là phụ gia thực phẩm, thường kết hợp với MSG (bột ngọt).
Một nghiên cứu của các chuyên gia thuộc cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), hai chất trên nếu kết hợp với nhau sẽ tạo ra một số độc chất, mà nếu tích trữ chúng trong cơ thể người quá nhiều, có thể gây quái thai và rối loạn chuyển hóa.
Hơn nữa, khi đã cho các loại bột nêm này vào nồi lẩu hoặc món xào, chúng sẽ tạo cho người ăn cảm giác như nếm được món súp ngon lành từ thịt hầm.
Nguy hiểm hơn, chất I & G còn khiến người ăn luôn cảm thấy ngon miệng. Chính sự ngon miệng này đã đánh lừa cảm giác mọi người và giúp các loại gia vị bột nêm ngày càng được nhiều người tin dùng.
Vì vậy, nếu bạn lạm dụng quá nhiều bột nêm trong nấu ăn, thì có nghĩa bạn đang đưa nhiều hoá chất vào cơ thể mình và những người thân trong gia đình. Mà đã là hoá chất, thì ít nhất chúng cũng gây nhiều tác hại về tim mạch, gan, thận, hoặc gây dị ứng, tê môi, tê lưỡi, mệt mỏi cho người sử dụng.
Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định liều lượng bột nêm dùng trong ngày bao nhiêu là hợp lý. Việc chọn hay không chọn bột nêm cho bữa ăn hàng ngày chỉ có thể phụ thuộc vào một người tiêu dùng thông minh, tỉnh táo. Vì thế, nên cân nhắc khi sử dụng bột nêm.
(Theo Báo Xây dựng)