6 loại đồ uống nên tránh xa khi bị bệnh

09:01, 06/01/2017

Khi bị bệnh, chúng ta không chỉ nên cần cẩn trọng với thức ăn mà còn với cả những loại nước uống. Một vài loại đồ uống có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu hơn.

Khi bị bệnh, chúng ta không chỉ nên cần cẩn trọng với thức ăn mà còn với cả những loại nước uống. Một vài loại đồ uống có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu hơn.
 

1. Cà phê
 
Đây là thứ đồ uống nên tránh khi bị hầu hết các bệnh, đặc biệt là khi bị đau bao tử. Chất caffeine trong cà phê là chất lợi tiểu, khiến bạn đi ngoài nhiều, mất nước. Khi bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus, cơ thể đủ nước mới khiến hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả.
 
Ngoài ra, caffeine rất có hại khi bị nôn mửa, tiêu chảy vì càng làm mất nước nhiều hơn, kích thích cơ trong hệ tiêu hóa khiến tiêu chảy trầm trọng hơn. 
 
2. Nước cam
 
Nên tránh uống nước cam khi bị ho, tổn thương họng. Tính acid trong nước cam có thể gây hại cho cổ họng vì nó làm kích ứng màng cổ họng đang bị sưng viêm, khiến cổ họng càng đau, lâu lành hơn.
 
3. Đường
 
Nên tránh dùng nhiều đường khi bị bệnh, đặc biệt là khi đau bụng. Ăn uống nhiều đường tinh chế có thể tạm thời làm mất khả năng chống vi khuẩn của tế bào bạch cầu.
 
Trong vòng vài giờ sau khi nạp đường vào cơ thể, hệ miễn dịch của bạn sẽ yếu đi, bớt hiệu quả hơn trong việc kháng bệnh. Khi bị đau bụng, đường còn đẩy nước khỏi cơ thể, gây ra tiêu chảy.
 
4. Nước ngọt
 
Giống như cà phê, nước ngọt có chứa caffeine làm mất nước. Ngoài ra, chúng còn chứa rất nhiều đường gây hại cho hệ miễn dịch, tiêu hóa.
 
Để đỡ nhạt miệng, bạn có thể uống vài loại nước ít đường và nhiều chất điện giải như nước uống thể thao hoặc nước dừa. Càng nên tránh xa nước ngọt ăn kiêng vì chúng chứa chất tạo ngọt nhân tạo khó tiêu hóa gây đầy hơi, chuột rút, tiêu chảy.
 
5. Rượu
 
Giống như cà phê, rượu là chất lợi tiểu làm mất nước. Và khi cơ thể đã thiếu nước, rượu sẽ khiến huyết áp tăng cao, làm cho bạn say nhanh hơn. Rượu cũng đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, gây ra tiêu chảy.
 
6. Sữa
 
Nên tránh khi bị nghẹt mũi, tắc đờm. Một số người cảm thấy uống sữa làm đờm đặc hơn, khó chịu hơn, dù sữa không thực sự gây ra đờm.
 
Nếu cảm thấy khó chịu khi uống sữa, bạn nên cắt giảm nó đến khi khỏi bệnh.
 
(Theo Báo Pháp luật)