Tác hại của khói thuốc lá với trẻ em

08:04, 20/04/2018

Một đứa trẻ nếu ở trong căn phòng có vài người hút thuốc trong khoảng một giờ, sẽ hấp thụ nhiều hóa chất độc hại tương đương với một người hút 10 điếu thuốc mỗi ngày.

Một đứa trẻ nếu ở trong căn phòng có vài người hút thuốc trong khoảng một giờ, sẽ hấp thụ nhiều hóa chất độc hại tương đương với một người hút 10 điếu thuốc mỗi ngày.
 
Trẻ em sống chung với người hút thuốc sẽ vô tình tiếp xúc hoặc hít phải khói thuốc lá. Khói thuốc thường đến từ hai nguồn: khói thuốc thụ động và khói thuốc phụ. Khói thuốc thụ động là khói từ người hút nhả ra. Khói thuốc phụ bay ra từ đầu điếu thuốc đang cháy và chiếm phần lớn lượng khói thuốc trong một môi trường nhất định. Khói thuốc phụ độc hại gấp 2 - 3 lần khói thuốc do người hút thải ra vì khói thuốc phụ không đi qua đầu lọc khói. Một đứa trẻ nếu ở trong căn phòng có vài người hút thuốc trong khoảng một giờ, sẽ hấp thụ nhiều hóa chất độc hại tương đương với một người hút 10 điếu thuốc mỗi ngày. Nhìn chung, trẻ có mẹ hút thuốc hấp thụ nhiều khói thuốc vào cơ thể hơn những trẻ có cha hút thuốc, vì thông thường trẻ dành nhiều thời gian ở bên mẹ hơn. Những trẻ bú sữa từ người mẹ hút thuốc sẽ gặp nhiều nguy cơ nhất, bởi hóa chất từ khói thuốc sẽ hòa lẫn bên trong sữa mẹ. Tác hại này cũng tương đương với hóa chất từ khói thuốc bên ngoài môi trường xung quanh bé.
 
Trẻ em sống chung nhà với người hút thuốc sẽ có tỷ lệ nhiễm các bệnh về đường hô hấp cao hơn bình thường. Các triệu chứng sẽ trầm trọng và kéo dài hơn so với những trẻ sống trong gia đình không có khói thuốc. Tác động của khói thuốc thụ động sẽ tồi tệ hơn trong khoảng 5 năm đầu đời, khi bé dành hầu hết thời gian bên cha mẹ. Càng có nhiều người trong nhà hút thuốc hoặc người đó hút thuốc càng nhiều, triệu chứng bệnh của trẻ sẽ càng trầm trọng hơn. Khói thuốc thụ động đặc biệt nguy hiểm đối với những trẻ bị bệnh hen suyễn. Trẻ tiếp xúc nhiều với khói thuốc sẽ tăng nguy cơ lên cơn hen suyễn, phải thường xuyên đến phòng cấp cứu cũng như gia tăng số lần phải nhập viện. 
 
Sau đây là một số hậu quả do khói thuốc thụ động gây ra cho trẻ em: Hội chứng đột tử khi ngủ (SIDS) do tiếp xúc nhiều với khói thuốc, trẻ sẽ tăng nguy cơ mắc phải hội chứng đột tử khi ngủ gấp hai lần. Viêm phế quản: khói thuốc lá khiến trẻ dễ bị mắc các bệnh về phổi như viêm phế quản, viêm phổi… gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng và có thể khiến trẻ bị các bệnh về phổi trong 2 năm đầu đời. Do đó, tốt nhất bạn để trẻ hạn chế tiếp xúc với khói thuốc. Hen suyễn: trẻ nhỏ rất dễ bị hen suyễn nếu chúng tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá trong những năm đầu đời. Những trẻ mắc bệnh này cần phải uống thuốc trong quãng thời gian dài để điều trị. Khi trẻ lớn lên, căn bệnh này sẽ theo trẻ đến hết cuộc đời và trẻ luôn cần phải được chăm sóc y tế thường xuyên. Hơi thở ngắn: những trẻ tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá khi còn nhỏ sẽ không thể thở sâu được bởi phổi của trẻ đã bị tổn thương. Khi trưởng thành, trẻ sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi và gặp khó khăn trong việc hít thở sâu. Nhiễm trùng tai: nếu bạn thường xuyên hút thuốc, trẻ sẽ dễ bị nhiễm trùng tai. Tình trạng này có thể phát triển thành bệnh viêm màng não cầu khuẩn, gây tàn tật về thần kinh, mất thính giác và thậm chí tử vong nếu bị nặng. Ung thư: một trong những điều nguy hiểm nhất của khói thuốc là có thể khiến trẻ bị ung thư ngay từ khi còn rất nhỏ. Nếu tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá trong những năm đầu đời, trẻ có thể bị ung thư bạch huyết, ung thư máu và ung thư não. Khi trẻ lớn lên, trẻ rất dễ bị ung thư phổi, ung thư vú hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Dễ bị cảm lạnh: tiếp xúc nhiều với khói thuốc sẽ khiến trẻ dễ bị cảm lạnh mỗi khi thời tiết thay đổi. Vì vậy, hãy chăm sóc trẻ cẩn thận và đừng cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá. Ho: những trẻ tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá thường hay bị ho. Nghiêm trọng hơn, trẻ có thể ho rất nhiều và có máu xuất hiện trong chất nhầy khi ho. Viêm họng: là một trong những bệnh phổ biến nhất ở trẻ nhỏ khi trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá. Trẻ không hút thuốc nhưng khói thuốc mà bạn hút lại ảnh hưởng đến trẻ. Khói thuốc có thể khiến cổ họng trẻ bị nhiễm trùng. Hôi miệng: những trẻ tiếp xúc với khói thuốc sẽ dễ bị hôi miệng ngay từ khi còn nhỏ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc giao tiếp của trẻ khi lớn lên. Khàn giọng: trẻ nhỏ sẽ bị khàn tiếng nếu tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá. Trong giai đoạn dậy thì, tiếng nói sẽ phát triển và nếu trẻ tiếp xúc nhiều với khói thuốc trước đó thì giọng nói của trẻ sẽ bị khàn. Lấy lại giọng nói bình thường sau khi trưởng thành là một điều rất khó.
 
Để bảo vệ con bạn khỏi khói thuốc thụ động, các phương pháp sau có thể giúp bạn bảo vệ bé khỏi việc hít phải quá nhiều khói thuốc lá. Đó là: Từ bỏ hút thuốc: Hãy cai thuốc; nếu người mẹ đang mang thai cần phải bỏ hút thuốc càng sớm càng tốt vì khả năng sinh non và nguy cơ xảy ra các biến chứng trong thai kỳ sẽ cao gấp hai lần so với người mẹ không hút thuốc. Khi bạn cho con bú, việc bỏ hút thuốc cũng cực kỳ quan trọng, vì các hóa chất từ thuốc lá có thể lẫn vào sữa của bạn và ảnh hưởng đến bé bú mẹ. Không hút thuốc trong nhà: nhiều người cảm thấy khó khăn khi phải bỏ hút thuốc, nhưng cha mẹ nào cũng có thể thay đổi thói quen xấu này. Nếu cảm thấy muốn hút thuốc ở nhà, hãy hút ngoài sân, ban công, sân thượng. Bạn có thể mặc thêm một loại áo đặc biệt bên ngoài để không bị mùi khói thuốc áp vào. Không cho phép con bạn vào những nơi bạn đã hút thuốc. Không hút thuốc khi đang giữ trẻ: nếu bạn cảm thấy không thể kiểm soát thói quen hút thuốc của mình, ít nhất bạn cũng cần có hành động bảo vệ con khỏi khói thuốc bằng cách không hút thuốc khi đang giữ con. Tuyệt đối không hút thuốc khi có con ở trên xe hoặc khi bạn đang cho bé ăn hoặc tắm. Không được hút thuốc trong phòng ngủ của con. Tránh để người hút thuốc trông coi con bạn: Hãy tìm hiểu kỹ xem liệu người giữ trẻ bạn đang thuê có hút thuốc hay không. Điều này rất quan trọng khi con bạn mắc phải bệnh hen suyễn. 
 
ThS-BS KA SUM