Cơm nguội thừa có thể được rang hoặc hâm nóng lại cho bữa sau. Tuy nhiên, trong mùa hè nóng nực, bạn cần chú ý bảo quản cơm để tránh ngộ độc.
Cơm nguội thừa có thể được rang hoặc hâm nóng lại cho bữa sau. Tuy nhiên, trong mùa hè nóng nực, bạn cần chú ý bảo quản cơm để tránh ngộ độc.
|
Cơm cần được bảo quản trong tủ lạnh trong vòng một tiếng sau khi nguội. Ảnh: Independent. |
Việc bảo quản cơm trong mùa hè trở thành một vấn đề khiến nhiều người đau đầu. Theo Fiona Hunter, chuyên gia dinh dưỡng ở Anh, bạn nên cho cơm vào tủ lạnh trong vòng một tiếng sau khi ăn. Đồng thời, bạn chỉ nên giữ cơm trong tủ lạnh tối đa 24 tiếng, và chỉ làm nóng lại một lần.
Cô cho biết: “Bạn có thể hâm nóng cơm, nhưng cần bảo quản đúng cách trước đó. Gạo có thể chứa bào tử của một loại vi khuẩn có tên Bacillus cereus. Những bào tử này có khả năng còn sót sau khi cơm chín. Khi để cơm ở nhiệt độ phòng, bào tử sẽ phát triển thành vi khuẩn”.
Quá trình này sẽ tạo ra các chất độc, khiến người ăn nôn hoặc bị tiêu chảy. Càng để lâu ở nhiệt độ bên ngoài, nhất là khi thời tiết oi bức, vi khuẩn sẽ càng sinh sôi nhiều. Do đó, bạn cần cho cơm vào tủ lạnh sau khi nguội càng sớm càng tốt, nếu có ý định hâm nóng lại để ăn. Nếu lượng cơm thừa nhiều, bạn có thể chia nhỏ ra để cơm nhanh nguội hơn.
Khi hâm nóng, bạn cần đảo cơm để toàn bộ đều nhận được nhiệt độ đủ để tiêu diệt vi khuẩn có hại. Nếu thấy cơm có mùi hay vị lạ, bạn cần lập tức bỏ đi để tránh ngộ độc. Tốt nhất, bạn chỉ nên nấu một lượng cơm đủ ăn mỗi bữa, tránh để cơm thừa trong những ngày thời tiết nóng nực.
(Theo zing.vn)