Dấu hiệu nhận biết 'sát thủ' có thể gây ung thư hơn 60% người Việt mắc

09:03, 26/03/2019

Việt Nam có khoảng 60% dân số bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP), đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về dạ dày như đau loét dạ dày, thậm chí cả ung thư dạ dày.

Việt Nam có khoảng 60% dân số bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP), đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về dạ dày như đau loét dạ dày, thậm chí cả ung thư dạ dày.
 
TS.BS Vũ Trường Khanh - Trưởng khoa Tiêu hóa, BV Bạch Mai, Việt Nam có khoảng 60% dân số bị nhiễm vi khuẩn HP, nhưng không phải trường hợp nào cũng cần diệt HP. Theo đó, những người ăn mặn; ăn nhiều đồ muối chua; có triệu chứng khó chịu loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết tiêu hóa; có yếu tố gia đình có người từng bị ung thư dạ dày thì nên diệt HP dự phòng.
 
“Việt Nam là nước có tỷ lệ nhiễm HP cao nhưng không phải là nước có tỷ lệ ung thư dạ dày cao trên thế giới. Khoảng 50 triệu người Việt Nam bị nhiễm HP và tỷ lệ tái nhiễm rất cao do thói quen ăn uống chung đồ của chúng ta. Trên 40 tuổi, mọi người nên tầm soát ung thư sớm hệ tiêu hóa bằng phương pháp nội soi”- TS. Khanh khuyến cáo.
 
Một trong những loại vi khuẩn nguy hiểm phổ biến hiện nay là Helicobacter Pylori (HP), nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về dạ dày như đau loét dạ dày, thậm chí cả ung thư dạ dày. Ảnh minh hoạ: Internet
Một trong những loại vi khuẩn nguy hiểm phổ biến hiện nay là Helicobacter Pylori (HP), nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về dạ dày như đau loét dạ dày, thậm chí cả ung thư dạ dày. Ảnh minh hoạ: Internet
 
Dưới đây là 4 dấu hiệu cho thấy vi khuẩn HP đang phát triển quá mức trong dạ dày bạn cần chú ý:
 
1. Tiêu chảy và nôn mửa
 
Khi sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, con người có thể bị ngộ độc thức ăn, gây ra tình trạng nôn mửa và tiêu chảy. Tuy nhiên, trong trường hợp nguồn thực phẩm sử dụng đảm bảo chất lượng, cơ thể bạn đột nhiên có dấu hiệu nôn mửa cũng như tiêu chảy không ngừng, đó có thể là dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP.
 
Khi dạ dày bạn xuất hiện những cơn đau hoặc bỏng rát vùng bụng trên, đau bụng tăng lên khi đói, buồn nôn ngay cả khi không có thức ăn trong bụng. Nôn khan, nôn buổi sáng sớm, chán ăn, ợ chua, đầy bụng, sụt cân, thiếu máu, thiếu sắt không rõ nguyên nhân cũng là một trong những triệu chứng cơ thể đã nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori.
 
2. Hôi miệng
 
Khi cơ thể nhiễm HP, nó có thể ảnh hưởng đến miệng bằng việc sản sinh ra những mùi hôi, khó ngửi không thể loại bỏ bằng kem đánh răng hoặc các hoạt chất làm sạch như nước súc miệng.
 
3. Tinh thần sa sút
 
Trong cuộc sống bình thường, nếu tinh thần bạn đột ngột sa sút, không có hứng thú với bất kì điều gì, luôn cảm thấy cơ thể không được khỏe, uể oải. Đường tiêu hóa kém, khả năng tiêu hóa chậm, đầy bụng và thiếu sức sống rất có thể bạn đang bị vi khuẩn HP “hành hạ”.
 
4. Đau dạ dày
 
Khi dạ dày bạn xuất hiện những cơn đau hoặc bỏng rát vùng bụng trên, đau bụng tăng lên khi đói, buồn nôn ngay cả khi không có thức ăn trong bụng. Nôn khan, nôn buổi sáng sớm, chán ăn, ợ chua, đầy bụng, sụt cân, thiếu máu, thiếu sắt không rõ nguyên nhân cũng là một trong những triệu chứng cơ thể đã nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori.
 
Vi khuẩn HP được tìm thấy trong nước bọt, cao răng, khoang miệng của người bệnh. Do đó chúng được lây truyền từ người này qua người khác khi dùng chung bàn chải đánh răng, dùng chung chén đũa, muỗng, hôn trực tiếp, mẹ nhai mớm cơm cho con.
 
Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Đường lây nhiễm của HP:
 
- Lây qua đường miệng - miệng: Vi khuẩn HP được tìm thấy trong nước bọt, cao răng, khoang miệng của người bệnh. Do đó chúng được lây truyền từ người này qua người khác khi dùng chung bàn chải đánh răng, dùng chung chén đũa, muỗng, hôn trực tiếp, mẹ nhai mớm cơm cho con.
 
- Lây qua đường phân - miệng: Vi khuẩn H.P được đào thải qua đường phân của người bệnh, nên lây nhiễm khi vệ sinh tay không sạch sẽ khi đi tiêu và trước khi ăn, hoặc có thể nhiễm qua trung gian của côn trùng như ruồi, gián, chuột...
 
- Lây qua đường dạ dày - miệng: Người có vi khuẩn HP trong dạ dày, khi bị trào ngược hoặc ợ chua có thể đẩy vi khuẩn lên trên miệng cùng với dịch dạ dày.
 
- Lây qua đường dạ dày - dạ dày: Đây là đường lây nhiễm rất quan trọng bởi lây nhiễm trong quá trình người bệnh làm nội soi tại các cơ sở y tế. Khi nội soi dạ dày cho người bệnh có vi khuẩn H.P, nếu vệ sinh đầu dò không đủ sạch, vi khuẩn H.P sẽ lây nhiễm sang người lành.
 
(Theo Tienphong.vn)