10 năm thực hiện Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới

06:09, 15/09/2020

Trong những năm qua, công tác bình đẳng giới của tỉnh Lâm Đồng đã đạt được nhiều kết quả tích cực; đặc biệt, có nhiều chỉ tiêu đạt và vượt so với Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 đề ra.

Trong những năm qua, công tác bình đẳng giới (BĐG) của tỉnh Lâm Đồng đã đạt được nhiều kết quả tích cực; đặc biệt, có nhiều chỉ tiêu đạt và vượt so với Chiến lược quốc gia về BĐG giai đoạn 2011 - 2020 đề ra.
 
Ngày càng có nhiều nữ CNVCLĐ được khen thưởng trên nhiều lĩnh vực
Ngày càng có nhiều nữ CNVCLĐ được khen thưởng trên nhiều lĩnh vực
 
Theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, việc thực hiện Chiến lược, Chương trình quốc gia về BĐG của Lâm Đồng đã được thực hiện đồng bộ, công tác tuyên truyền luôn được thực hiện thường xuyên, liên tục. Trong 10 năm đã tổ chức gần 100 cuộc tuyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực thực hiện BĐG; phát hành tờ rơi, áp phích với các thông điệp về BĐG tuyên truyền đến tận xã, phường, thị trấn,... nhằm nâng cao hiểu biết về giới và lồng ghép giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
 
Ngoài ra, đã thực hiện in trên 17.500 cuốn tài liệu tuyên truyền, 47.315 tờ gấp hỏi - đáp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; trên 55.000 tờ gấp tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình, tuyên truyền pháp luật về bình đẳng giới; 15.000 tờ gấp Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình; nhân bản 3.240 đĩa tuyên truyền về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; in trên 1.300 sổ ghi chép thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; 47.500 biểu mẫu báo cáo chỉ số thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình cấp phát về cơ sở để thu thập lưu trữ thông tin về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình; thực hiện lắp đặt, thay mới 16 pano, 350 hộp đèn; in và treo trên 12.000 m2 băng rôn, trên 10.700 phướn các loại; tổ chức 75 buổi tuyên truyền cổ động xe loa lưu động; đồng thời phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Lâm Đồng thực hiện 82 phóng sự truyền hình, 82 chuyên trang chuyên mục trên Báo Lâm Đồng... để tuyên truyền đến cán bộ, nhân dân các dân tộc trên địa bàn toàn tỉnh.
 
Cùng đó, trong 10 năm qua, Lâm Đồng cũng đã quan tâm triển khai nhiều hoạt động để thực hiện BĐG trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới, ý thức nam giới trong việc chia sẻ công việc gia đình, chăm sóc con cái ngày càng thể hiện rõ nét, tạo điều kiện cho phụ nữ có cơ hội cống hiến năng lực cho công tác xã hội. Những năm gần đây, số vụ bạo lực gia đình tại các địa phương trong tỉnh đã giảm đáng kể, các vụ bạo lực gia đình được hòa giải ngay tại cơ sở và giải quyết kịp thời. Đặc biệt, nhận thức về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình của người dân được cải thiện đáng kể. Nếu như năm 2010 toàn tỉnh xảy ra 755 vụ, thì đến năm 2015 còn 369 vụ, đến hết năm 2019, giảm còn 294 vụ bạo lực gia đình trên toàn tỉnh. Hiện nay, toàn tỉnh có 606 câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình, trong đó có 50 câu lạc bộ điểm do tỉnh hỗ trợ thành lập; 276 nhóm phòng, chống bạo lực gia đình...
 
Nhằm thực hiện tốt các mục tiêu 1 của Chiến lược quốc gia về BĐG giai đoạn 2011-2020 về “Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị”,  thời gian qua, Sở Nội vụ đã phối hợp với các đơn vị trên địa bàn tỉnh thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước, lý luận chính trị, kỹ năng giao tiếp hành chính, ngoại ngữ, tin học,… nhằm chuẩn hóa trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng tiêu chuẩn quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ. Hiện, tỷ lệ nữ lãnh đạo, quản lý trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng; nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền, địa phương, đơn vị về BĐG, về vai trò, vị trí của phụ nữ ngày càng được nâng lên; các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm hơn đến công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phụ nữ; Luật BĐG được triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ ở các cấp, các ngành, đảm bảo tốt hơn quyền lợi chính đáng của phụ nữ; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt cán bộ nữ ngày càng được quan tâm đúng mức, đội ngũ cán bộ nữ ngày càng được chuẩn hóa, năng động, nhiệt tình, trách nhiệm, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
 
Những chính sách ưu đãi của Nhà nước về lao động, việc làm, dạy nghề, giảm nghèo… đã đến với phụ nữ nghèo, phụ nữ dân tộc thiểu số. Các sở, ngành, địa phương căn cứ vào chức năng nhiệm vụ đã có những hoạt động cụ thể phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan, nhằm giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ dân tộc thiểu số đối với nguồn lực kinh tế, thị trường lao động. Nhiều công đoàn cơ sở trên địa bàn tỉnh tiếp tục xây dựng Quỹ “Vì phụ nữ nghèo”, Quỹ “Tương trợ”, Quỹ “Giúp nhau” cho nữ công nhân viên chức, lao động (CNVCLĐ) vay không tính lãi khi gặp khó khăn; thăm hỏi nữ CNVCLĐ những dịp ốm đau, hiếu hỉ... Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hàng tháng đã tổ chức các phiên giao dịch việc làm để tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động trên địa bàn tỉnh, trong đó dành sự quan tâm đến đối tượng là lao động nữ...
 
THY VŨ