Thành phố Đà Lạt hiện có gần 2.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ, như: khách sạn, nhà nghỉ, vũ trường, quán bar, karaoke, nhà hàng, cơ sở kinh doanh xăng dầu, gas... thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy của ngành chức năng...
|
Công an Đà Lạt kiểm tra bình chữa cháy tại một nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống ở Đà Lạt |
Thành phố Đà Lạt hiện có gần 2.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ, như: khách sạn, nhà nghỉ, vũ trường, quán bar, karaoke, nhà hàng, cơ sở kinh doanh xăng dầu, gas... thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy của ngành chức năng. Thực tế các cơ sở này thường tập trung đông người cùng nhiều thiết bị như: gỗ, mút xốp, điện, điện tử, xăng dầu, khí gas... nên tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra cháy nổ. Để bảo đảm an ninh, an toàn PCCC, lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ cũng luôn chủ động tuyên truyền, huấn luyện, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng PCCC, cứu nạn, cứu hộ cho các tầng lớp nhân dân; đồng thời, kiểm tra hướng dẫn thực hiện công tác PCCC, CNCH ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ; yêu cầu các chủ cơ sở trang bị đầy đủ phương tiện PCCC cũng như thường xuyên kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện PCCC; đảm bảo lực lượng làm công tác PCCC; xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy. Đặc biệt, xử lý nghiêm đối với các cơ sở không chấp hành các yêu cầu về PCCC. Cùng với đó, lực lượng chức năng TP Đà Lạt cũng tham mưu cấp phép hoạt động đối với các cơ sở kinh doanh từng lĩnh vực, mặt hàng cụ thể ở những vị trí phù hợp.
Tuy nhiên, trong 9 tháng đầu năm 2020, trên địa bàn TP Đà Lạt xảy ra 7 vụ cháy, chủ yếu cháy nhà dân; đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ, công tác phòng cháy chữa cháy đã cơ bản đảm bảo. Thiệt hại do cháy gây ra đã khiến 4 người bị thương và thiệt hại tài sản khoảng 137 triệu đồng.
ĐAM TRỌNG