Qua thực tiễn 20 năm hoạt động tín dụng chính sách, với sự tham gia quản trị ngân hàng của đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, từ đó đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của xã hội tham gia vào công cuộc giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội.
|
“Ngày gởi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo” là sáng kiến thu hút đông đảo các tầng lớp Nhân dân, hội đoàn thể tham gia bổ sung nguồn vốn hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách |
•
Ông Trương Quốc Thụ - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng:
Vị trí, vai trò của NHCSXH và các chương trình tín dụng chính sách góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.
Những năm qua, việc tham mưu bố trí ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH luôn được quan tâm thực hiện. Đến nay, nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH đạt hơn 354 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh là 208,3 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách các huyện, thành phố là 145,6 tỷ đồng. Đây là nguồn lực quan trọng để Chi nhánh NHCSXH tỉnh triển khai thực hiện tín dụng chính sách tại địa phương, tạo sức bật mạnh mẽ trong công cuộc giảm nghèo, an sinh xã hội, phát triển kinh tế, nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh.
•
Bà Phạm Thị Tường Vân - Giám đốc Sở Tài chính:
Với chức năng, nhiệm vụ được giao, Sở Tài chính thường xuyên xây dựng, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành các chính sách, quy định tạo hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng ưu đãi thông qua Chi nhánh NHCSXH tỉnh; tham gia quản lý nhà nước trong hệ thống tín dụng chính sách với vai trò thành viên Ban Đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH; từ đó, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tín dụng, hiệu quả hoạt động cho vay vốn, bổ sung quy mô vốn ủy thác từ ngân sách địa phương, phối hợp giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong thực hiện chính sách tín dụng để đảm bảo hoạt động tín dụng phát huy tối đa hiệu quả trong công cuộc giảm nghèo bền vững.
•
Ông Võ Danh Tuyên - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Kết quả xây dựng nông thôn mới giúp diện mạo nông thôn khởi sắc rõ rệt, chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao. Kinh tế nông nghiệp có sự tăng trưởng ổn định, công nghiệp và dịch vụ nông thôn phát triển nhanh và đa dạng. Môi trường nông thôn đã có chuyển biến đáng kể, nhiều vùng nông thôn đã xây dựng và hình thành mô hình cảnh quan xanh. sạch, đẹp; từ đó góp phần bảo vệ hệ sinh thái, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội được giữ vững.
Việc thụ hưởng các nguồn vốn vay ưu đãi từ NHCSXH là đòn bẩy quan trọng để người dân thoát nghèo, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Trong đó, nguồn vốn vay hỗ trợ việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm và các nguồn tín dụng chính sách, mỗi năm đã giúp Lâm Đồng giải quyết việc làm cho trên 28 nghìn lao động và khoảng 500 người xuất khẩu lao động....
•
Bà Lê Thị Thêu - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Vai trò của tín dụng chính sách đối với hộ nghèo, đối tượng chính sách khác, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa giúp các đối tượng thụ hưởng đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm; làm quen với các dịch vụ ngân hàng, tài chính; từng bước nâng cao trình độ quản lý sản xuất, kinh doanh, trình độ quản lý vốn, mạnh dạn vay vốn để đầu tư... Đặc biệt, các chương trình cho vay nhằm phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh sau đại dịch COVID-19 tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và người dân, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.
•
Ông Hoàng Việt Lâm - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư:
Với chức năng của cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh Lâm Đồng quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch và đầu tư..., Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh cân đối bố trí ngân sách địa phương bổ sung nguồn vốn ủy thác cho NHCSXH để thực hiện các chính sách cho vay ưu đãi đối với các đối tượng theo yêu cầu, phù hợp thực tế, bảo đảm an sinh xã hội từng thời kỳ, góp phần thực hiện hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong bối cảnh các cấp, các ngành, các địa phương tập trung triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch COVID-19.
•
Ông Dơ Woang Ya Gương - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh:
Trong 20 năm qua, vốn tín dụng chính sách từ Chi nhánh NHCSXH Lâm Đồng đã đầu tư cho 215.439 lượt hộ đồng bào dân tộc thiểu số vay vốn với doanh số trên 4.000 tỷ đồng, sử dụng vào mục đích chăn nuôi heo, bò, trồng và chăm sóc chè, cà phê, rau; cho con em đi học, làm công trình nước sạch, công trình vệ sinh, xây nhà ở cho hộ nghèo. Đến 30/6/2022, dư nợ cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số là trên 1.586 tỷ đồng với 40.331 hộ còn dư nợ. Cần biết, Lâm Đồng là miền đất hội tụ 47 dân tộc anh em với tổng dân số khoảng 1,3 triệu người, trong đó, 46 dân tộc thiểu số có số dân là 338.318 người/78.016 hộ, chiếm khoảng 25,72% dân số toàn tỉnh.
PHẠM LÊ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin