(LĐ online) - Chiều 5/9, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã có Công điện hỏa tốc về việc chủ động, sẵn sàng ứng phó cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Dự báo vị trí và đường đi của bão số 3 |
Theo đó, sáng ngày 5/9, cơn bão số 3 (bão Yagi) mạnh lên cấp 15, với sức gió 183 km/h; dự báo, bão số 3 sẽ tiếp tục mạnh thêm, sức gió mạnh nhất trên biển có thể đạt cấp 13, giật cấp 16 (siêu bão) trong những ngày tới, di chuyển nhanh về phía đảo Hải Nam (Trung Quốc) và khu vực Vịnh Bắc Bộ, khả năng rất cao ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển và đất liền khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước ta.
Để chủ động phòng ngừa, ứng phó hiệu quả ảnh hưởng của cơn bão nêu trên đối với các địa phương trên địa bàn tỉnh nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về hoa màu, tài sản và tính mạng của người dân; UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc tập trung thực hiện một số nội dung sau: Tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung, giải pháp theo chỉ đạo của tại UBND tỉnh tại Công điện số 6107/CĐ-UBND ngày 21/7/2024 và số 6331/CĐ-UBND ngày 26/7/2024; Văn bản số 7270/ƯBND-GT ngày 26/8/2024. Theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, tổ chức trực ban nghiêm túc 24 giờ/24 giờ trong thời điểm mưa, bão; kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn theo phương châm “bốn tại chỗ” và “ba sẵn sàng”; rà soát, cập nhật kịch bản đê chủ động ứng phó với tình huống thiên tai nguy hiểm như mưa lớn, gió lốc, ngập lút, lũ quét, sạt lở đất. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả bão, lũ nếu xảy ra tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
UBND tỉnh đề nghị Đài Khí tượng thủy văn tỉnh tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết trên địa bàn tỉnh, phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin kịp thời về tình hình mưa, lũ đến các vùng sâu, vùng xa, vùng ven sông suối, hạ lưu các hồ đập, vùng trũng thấp để các cấp chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị và người dân biết, chủ động ứng phó và triển khai phương án di dời người dân đến nơi an toàn.
UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Báo Lộc: Chủ động kiểm tra, rà soát các khu dân cư, trụ sở cơ quan, nơi làm việc, nơi đóng quân của các đơn vị, các nhà dân nằm ở khu vực sườn đồi núi, khu vực trũng thấp, ven sông suối, hạ lưu các hồ đập,... phải kiên quyết di dời, sơ tán người, phương tiện và tài sản ra khỏi các khu vực nguy hiếm, nhất là những khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt sâu để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và nhà nước; sẵn sàng nhân lực, vật tư, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm “4 tại chỗ” đảm bảo kịp thời tiếp cận, ứng cứu khi có sự cố, tình huống xảy ra.
Tăng cường công tác thông tin, dự báo, kịp thời cảnh báo nhanh chóng đến tận thôn, buôn, người dân để chính quyền cấp cơ sở và nhân dân chủ động phòng, tránh và ứng phó với các hiện tượng mưa bão, lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lốc xoáy... có thể xảy ra.
Chỉ đạo kiểm tra, rà soát những cây xanh có nguy cơ ngã đổ dọc các tuyến đường giao thông ở đô thị, khu dân cư, công viên, trường học, bệnh viện,... để kịp thời chặt hạ, tỉa cành cây đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão; đồng thời, chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư tại những nơi xung yếu để sẵn sàng xử lý các tình huống khấn cấp và ứng cứu, khắc phục kịp thời các sự cố. Tổ chức kiểm soát, hướng dẫn giao thông an toàn, nhất là qua các đập, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khăc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.
Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về công tác chủ động phòng, chống thiên tai trên địa bàn.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương chỉ đạo tổ chức kiểm tra, rà soát và có biện pháp đảm bảo an toàn hệ thông công trình kênh, mương, hồ chứa, thủy lợi, thủy điện, công trình xây dựng đang thi công dở dang trên địa bàn để chủ động ứng phó, nhất là các hồ chứa thủy lợi, thủy điện có nguy cơ mất an toàn; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị quản lý các công trình tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời duy tu bảo dưỡng, nạo vét, khơi thông dòng chảy tránh tình trạng ngập lụt.
Sở Giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan, đơn vị quản lý đường bộ tăng cường công tác kiểm tra các tuyến đường xung yếu, các cầu yếu, các đoạn đường đèo thường bị sạt lở (đèo Mimosa, đèo Bảo Lộc, các tuyên quốc lộ huyết mạch,...) gây ách tắc giao thông; đồng thời, chuẩn bị vật tư, trang thiết bị để sẵn sàng ứng phó khi có sự cố xảy ra, đảm bảo lưu thông an toàn, thông suốt.
Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chỉ đạo lực lượng công an, cảnh sát, quân sự tại địa phương bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để sẵn sàng phối hợp với chính quyền các cấp và cơ quan, đơn vị liên quan tố chức cứu nạn, cứu hộ, tham gia khắc phục hậu quả khi có sự cô xảy ra và đưa người dân đến nơi an toàn.
Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Lâm Đồng và các cơ quan truyền thông tăng cường thời lượng, đưa tin kịp thời về diễn biến của bão, mưa lũ và công tác chỉ đạo ứng phó để người dân biết, chủ động phòng, tránh.
UBND tỉnh cũng giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ trí cán bộ tổ chức trực ban theo quy định, theo dõi nắm chắc mọi tình hình, diễn biến thiên tai; kịp thời chỉ đạo, đôn đốc các sở, ngành, địa phương triển khai các biện pháp cụ thể ứng phó với thiên tai gây ra; báo cáo UBND tỉnh những vấn đề vượt tham quyền để chỉ đạo xử lý, hỗ trợ và ứng cứu kịp thời.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin