(LĐ online) - Nhiều học giả cho rằng: Sự ảnh hưởng của nhã nhạc Trung Quốc vào nhã nhạc Việt Nam là có nhưng mức độ của sự ảnh hưởng ấy như thế nào là vấn đề cần phải được xem xét lại trên nhiều yếu tố, nhiều lĩnh vực có liên quan.
[links()]Đôi điều lo ngại
(LĐ online) - Nhã nhạc cung đình Huế tuy có nguồn gốc sâu xa từ quốc gia láng giềng là Trung Quốc nhưng qua thời gian, đây chính là sản phẩm sáng tạo rất độc đáo của người Việt. Nhiều học giả cho rằng: Sự ảnh hưởng của nhã nhạc Trung Quốc vào nhã nhạc Việt Nam là có nhưng mức độ của sự ảnh hưởng ấy như thế nào là vấn đề cần phải được xem xét lại trên nhiều yếu tố, nhiều lĩnh vực có liên quan.
Điều dễ nhận thấy ở đây là khi sang Việt Nam, nhã nhạc Trung Quốc đã dần được chuyển hóa để phù hợp với văn hóa Việt mà sự chuyển hóa, rồi dần dần trở thành khác biệt, ấy đã được thể hiện ở không những cách biểu diễn hay giai điệu của các bài bản mà ngay cả những nhạc cụ cũng đã được các nghệ nhân cải tiến cho phù hợp với văn hóa Việt. Như vậy, việc bảo tồn nhã nhạc cung đình Huế chính là bảo tồn một giá trị văn hóa truyền thống của người Việt.
Vấn đề bảo tồn nhã nhạc cung đình Huế đã được đặt ra từ rất lâu; nhưng đáng kể là sau khi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và truyền k
nha nhac 1.JPG |
Có nhiều lý do khiến các nhà nghiên cứu nói riêng và tất cả những ai tâm huyết với nhã nhạc cung đình Huế nói chung trở nên lo âu là sự mai một dần các giá trị truyền thống cùng với sự biến tướng của nhã nhạc cung đình Huế trong những năm gần đây.
Trong nhiều năm qua, dưới góc nhìn từ nhà hát Duyệt Thị Đường, nhiều người đã phát đi tín hiệu lo ngại về việc tổ chức biểu diễn của nghệ nhân đoàn nghệ thuật. Vấn đề lớn nhất đang được nhắc nhiều là, Việt Nam cần có chính sách quản lý bảo tồn đặc thù dành cho nhã nhạc, có cơ chế ưu đãi đặc biệt cho các nghệ nhân nhằm khuyến khích họ đóng góp, truyền đạt kinh nghiệm và bí quyết nghề nghiệp cho các thế hệ tương lai. Lo lắng về đội ngũ kế thừa, GS Trần Văn Khê cũng đã từng cảnh báo về xu hướng biểu diễn vô hồn của các nghệ nhân biểu diễn nhã nhạc trẻ tuổi. Trong thời gian gần đây, khi đến với nhà hát Duyệt Thị Đường để thưởng thức nhã nhạc cung đình Huế, nhiều người cho rằng ý kiến của nghệ nhân cung đình Lữ Hữu Thi vẫn còn nguyên tính thời sự: “bất bình với lối tấu nhạc cung đình cắm đầu mà đánh, quá nhanh, các nữ vũ công thì vừa múa vừa cười. Trước mặt vua mà như vậy thì chắc chắn đã bị ăn đòn. Lối biểu diễn đó bộc lộ sự bất cập trong nhận thức về bảo tồn di sản” (10). Hoặc, tương tự là ý kiến của nghệ nhân cung đình Trần Kích – nghệ sỹ ưu tú, giảng viên lớp đại học nhã nhạc tại Đại học Nghệ thuật Huế: “Những cung điện, đền đài của vua bị sụp đổ đang được làm lại đúng như nguyên gốc ngày xưa, thì với âm nhạc cung đình cũng phải vậy. Cái kiểu phối khí như nhạc Tây đó chỉ hợp với các đoàn nghệ thuật hoặc ở trường nhạc. Còn nếu Nhà hát cung đình Huế muốn biến tấu như vậy thì xin đừng làm ở trong Duyệt Thị Đường” (11). Còn với GS Tô Ngọc Thanh – nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật, Tổng Thư ký Hội Văn nghệ dân gian – thì sự phản ứng càng gay gắt: “Lâu nay một số người có thới quen xem mọi thứ của cha ông để lại đều là lạc hậu, cần phải “nâng cao”, phải “phát triển”, mà thực ra là lấy mẫu hình của các nước phát triển làm khuôn vàng thước ngọc (…). Không ai phá mái cong của Ngọ Môn và đổ mái bằng cho nó “hiện đại” và “phát triển”. Vì vậy, không ai thể biến dàn nhã nhạc thành dàn “giao hưởng” để gọi là phát triển nhã nhạc” (12).
Bên cạnh đó, việc đối xử dễ dãi với nhã nhạc cung đình Huế thông qua hình thức biểu diễn và phương tiện biểu diễn trong thời gian gần đây cũng khiến cho nhiều người tỏ ra lo ngại, đến mức có người đã gọi cách làm này là mang nhã nhạc ra biểu diễn ở hè phố: “Việc đưa một loại hình nghệ thuật thuộc về không gian tông miếu đi biểu diễn ở ngoài vỉa hè là một sự xúc phạm không chỉ riêng đối với nghệ thuật nhã nhạc mà còn đối với những người đang hằng ngày chi chút hương hỏa sót lại của văn hóa Việt Nam” (13).
Một nhà nghiên cứu nhã nhạc nước ngoài là Yamaguti Osamu cũng đã phải lên tiếng: “Ở Huế, chúng tôi thật sung sướng vì đã xác nhận được rằng bằng hình thức này hay hình thức nọ, cũng còn một số người chơi nhã nhạc. Tuy nhiên, nếu trừ bốn trưởng lão, thì tôi có cảm tưởng rằng mức độ tài nghệ và tầm vóc của những nhạc công còn lại không làm cho người nghe thỏa mãn trọn vẹn được” (14).
Tóm lại, nhã nhạc cung đình Huế là một trong những tài sản vô giá của dân tộc Vịêt Nam được hình thành và phát triển một cách rực rỡ dưới triều Nguyễn, đã được nhân loại tôn vinh. Do vậy, việc bảo tồn và phát huy vốn tài sản vô giá ấy trong xã hội đương đại là vấn đề được đặt ra một cách cấp thiết .
Ngay sau khi nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, Việt Nam đã xây dựng một chương trình hành động quốc gia nhằm bảo tồn, phục hồi và phát huy các giá trị của nhã nhạc; và chương trình đã được UNESCO chấp thuận và tài trợ với nguồn vốn trên 300.000USD từ quỹ ủy tháxc Nhật Bản và đối ứng của phía Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến lúc này, từ thực tế cho thấy, thách thức đối với việc bảo tồn, phục hồi và phát huy nhã nhạc cung đình Huế là hoàn toàn không nhỏ.
Chú thích:
(10), (11): Báo Tuổi Trẻ số ra ngày 27.12.2003.
(12): Lê Văn Hảo: Nhã nhạc cung đình Huế, kế thừa di sản ngàn năm. DONGTAC.NET, 6.9.2007.
(13): VietNamNet ngày 12.9.2006: Bảo tồn nhã nhạc thời hậu UNESCO.
(15): Yamaguti Osamu: Tương lai của nh5c cung đình Việt Nam. Tạp chí Sông Hương, 7.2009.