Tiền giả không phải là mới bởi nó có từ thời cổ đại. Các hành vi sao chép và in tiền giả có tuổi thọ ngang bằng tuổi thọ của đồng tiền, nghĩa là khi đồng tiền ra đời thì việc làm nhái song hành xuất hiện, gây thiệt hại nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh xã hội và gây suy giảm niềm tin nơi con người.
Tiền giả không phải là mới bởi nó có từ thời cổ đại. Các hành vi sao chép và in tiền giả có tuổi thọ ngang bằng tuổi thọ của đồng tiền, nghĩa là khi đồng tiền ra đời thì việc làm nhái song hành xuất hiện, gây thiệt hại nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh xã hội và gây suy giảm niềm tin nơi con người.
Tiền giả ra đời từ bao giờ ?
Benjamin Franklin không chỉ là tổng thống mà còn là người đặt nền móng chống tiền giả của Mỹ |
Trong lịch sử của nhân loại người ta đã chứng kiến sự tồn tại của tiền giả không chỉ có ở giới tội phạm mà còn có sự tham gia của các chính phủ để phục vụ cho mục đích phá hoại nền kinh tế của đối phương, nhất là khi quyền lợi của hai nước trở nên đối kháng. Ví dụ, chính phủ Anh đã từng sản xuất một lượng lớn các bogus assignats (kiểu như tiền giả) để phá hoại cách mạng Pháp, đặc biệt là phá giá tiền giấy đang được lưu thông tại miền Nam nước này. Đến cuối thế kỷ 18, tiền giả bắt đầu lên ngôi, nhất là thời kỳ diễn ra Chiến tranh nội chiến Mỹ có từ 30-50% tiền lưu thông là tiền giả. Nạn tiền giả tại Mỹ có chiều hướng chững lại khi đồng tiền kim loại được phát hành hồi thập niên 1780. Sau đó nạn làm tiền bắt đầu phục hưng và hoành hành khi tiền giấy ra đời, những người bị thiệt hại lớn nhất phải kể đến nông dân và tiểu thương Mỹ bởi họ thiếu kinh nghiệm sử dụng .
Sang đến thế kỷ 20 Đức Quốc Xã là một chính thể rất giỏi ngón nghề sản xuất tiền giả, sử dụng chính các chuyên gia làm tiền đang bị giam giữ tại trại tập trung Sachsenhausen phục vụ cho mục đích làm tiền giả của Hitler, trong đó đồng Bảng Anh bị làm nhái nhiều nhất. Đến nửa cuối thế kỷ 20 công nghệ sản xuất tiền đã được hiện đại hóa nhưng nạn làm tiền giả vẫn không giảm. Và chính ngành công nghiệp bất hợp pháp này đã thu về bộn tiền nhờ đi trước “đón đầu” những tiến bộ khoa học, sản phẩm tiền nhái giống đến mức người ta khó có thể phân biệt được.
Sự tiến hóa của ngành công nghiêp tiền giả
Có thật thì có giả, có giả thì có chống, việc làm đầu tiên của nhân loại trong việc ngăn chặn tiền giả là tuyên truyền và cảnh báo. Ví dụ, lần đầu tiên khi tiền giấy có mặt tại Trung Quốc thế kỷ 13, người ta đã in rõ trên mặt đồng tiền, cảnh báo tội làm tiền giả sẽ bị chặt đầu, tiếp đến là tạo ra loại tiền có thiết kế độc đáo để hạn chế nạn làm nhái. Trong thời kỳ Lamã cổ đại, thợ thủ công chỉ biết đúc khuôn còn các chi tiết sau sẽ do những người khác đảm nhận. Trong thời đại tiền giấy, người ta đã cho ra đời những công nghệ in mới, từ máy in, màu sắc, trang trí tiết họa cho đến các khâu hoàn thiện khác đều được cân nhắc rất cẩn thận nhưng việc làm này chẳng duy trì được lâu do công nghệ in tiền sớm bị lạc hậu. Sang thế kỷ 18, đặc biệt là ở Mỹ, biện pháp chống tiền giả đã được tăng cường, năm 1739, Benjamin Franklin phát minh ra một loạt tiền giấy trong đó có in hình sinh động của ba chiếc lá quả mâm xôi và lá liễu. Đây là những chiếc lá có các chi tiết cực kỳ phức tạp, kể cả các đường gân nhỏ xíu nằm chìm bên trong. Đáng tiếc trong 100 năm đầu tiên khi ra đời, Mỹ đã cho phép khoảng 1600 ngân hàng của bang thiết kế và in tiền riêng, hậu quả có tới gần 7.000 loại tiền khác nhau được lưu hành. Năm 1862, Mỹ thống nhất dùng một loại tiền chung để ngăn chặn tiền giả. Khoảng vài ba năm sau đó, Mỹ đã cho thành lập tổ chức có tên là Mật Vụ Mỹ (USSS) có mục đích chính là ngăn chặn nạn làm tiền giả. Trong suốt thế kỷ 20, người ta đã ra áp dụng một số công nghệ mới để chống làm tiền giả, như có các hình mờ, mã số, mực màu đặc biệt. Giấy in là polymer, có sợi chỉ đặt chìm, dải ánh kim và có ô cửa trong suốt nhìn thấu. Tiền giấy hiện đang lưu thông được xem là sản phẩm công nghệ chống làm tiền giả hiện đại nhất do con người phát minh ra.
Những công nghệ chống tiền giả hiện đại
Tờ 6 bảng ra đời năm 1761 của bang New Jersey (Mỹ) ghi rõ tội làm tiền giả sẽ bị chặt đầu |
Cục Thiết kế và In tiền (BEP) thuộc Bộ tài chính Mỹ là nơi đảm nhận việc thiết kế và in các loại tiền đôla mới, mệnh giá 10, 20, 50 và 100 USD có bề mặt lớn hơn, giấy in đa màu, mực in phản chiếu và có thể thay đổi màu sắc tùy thuộc vào ánh sáng môi trường. Trong thời gian nói trên, châu Âu cũng đã cho ra đời loại tiền dùng chung Euro. Đồng Euro có tính năng chống làm giả bằng bốn lớp bảo mật. Lớp đầu tiên, hình mờ và sợi chỉ an ninh, đã được công bố công khai để mọi người biết. Lớp thứ hai là một tập hợp gồm bảy hoặc tám giải pháp chống giả đã được công bố tới khoảng năm triệu chuyên gia xử lý tiền chuyên nghiệp. Lớp thứ ba là một bộ các tính năng giúp máy phát hiện nhanh tiền giả và lớp thứ tư hiện vẫn còn đang giữ bí mật.
Sản xuất tiền giấy nhiều lớp được xem là giải pháp tối ưu nhất hiện nay. Hãng Fortress Paper một nhà cung cấp hàng đầu quốc tế về giấy in tiền và các kỹ thuật bảo mật tiền gần đây đã công bố sản xuất thành công loại giấy in tiền nhiều lớp có tên là Durasafe. Đây là loại giấy nền “lai”, cấu trúc bao gồm một lõi polymer kẹp giữa hai lớp giấy bông 100%. Các lớp bên ngoài cũng có các tính năng bảo mật "truyền thống" như một hình mờ, chỉ chống làm giả. Ngoài ra, Durasafe còn có một cửa sổ ba lớp bảo mật trong suốt làm tăng tính năng an ninh cho đồng tiền. Được biết, hãng Fortress Paper còn phát triển một tính năng an ninh khác có tên là Irisafe, một lớp ánh kim sọc được tích hợp trong các giấy in tiền làm cho màu sắc của đồng tiền trở nên rực rỡ và có khả năng đổi màu khi nhìn ở những góc khác nhau. Tính năng này sẽ vô hiệu hóa khả năng sao chép của máy photocopy màu hiện đại nhất hoặc giả có thể làm được thì tính năng bảo mật Irisafe sẽ không hiện ra. Bên cạnh những công nghệ tiêu biểu nói trên còn nhiều công kỹ thuật khác hiện đã và đang được con người nghiên cứu ứng dụng như kỹ thuật Microtext (chữ hoặc số nhỏ li ti lặp đi lặp lai), kỹ thuật in chìm (tăng kích thước chữ), kỹ thuật ba chiều, dùng trang trí làm chức năng bảo vệ v.v.