Cách đây 100 năm, vào ngày 5/6/1911 tại bến Nhà Rồng, Sài Gòn, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã lên chiếc tàu mang tên Amiral La Touche De Tréville, tạm thời xa Tổ quốc, ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân đây là một cột mốc quan trọng mang tính chất quyết định trên con đường cách mạng giải phóng dân tộc của Bác.
Bến Nhà Rồng. Ảnh minh họa. Nguồn Internet |
Thứ nhất, sang phương Tây tìm đường cứu nước
Trước khi Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, các phong trào yêu nước chống Pháp diễn ra sôi nổi, không ngừng khắp Bắc, Trung, Nam. Đó là các phong trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế, cuộc vận động chống thuế Trung Kỳ, cuộc vận động Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa thục, các phong trào Đông Du, Tây Du do các sĩ phu yêu nước chủ xướng, cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân Đảng tiến hành… các phong trào kể trên đều sáng ngời tinh thần yêu nước, bất khuất, song tất cả đều lâm vào bế tắc và cuối cùng thất bại. Đó là sự bế tắc và thất bại về đường lối cứu nước. Và như vậy, tất cả các phương án chính trị của các giai cấp đều đã đưa ra và được lịch sử khảo nghiệm – từ đường lối cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến, đến những đường lối theo lập trường nông dân, lập trường tiểu tư sản, lập trường tư sản.
Trân trọng và khâm phục tinh thần đấu tranh bất khuất của những chí sỹ yêu nước lúc đó nhưng Người có suy nghĩ khác, cách thức khác trong con đường cứu nước, cứu dân. Người đã sớm nhận thức được “cái mà dân tộc cần trước tiên chưa phải là súng đạn, của cải mà là cách đuổi giặc cứu nước, là làm cách mạng, hay nói cách khác là lý luận cách mạng và phương pháp cách mạng”.
Nghiên cứu những bài học lịch sử của các bậc cha, anh và khảo nghiệm trong thực tiễn, Nguyễn Tất Thành thấy rằng mọi cách thức tiến hành ở trong nước hay đi ra nước ngoài, sang Trung Quốc, hay Nhật Bản đều không thể thành công. Những con đường mà các bậc nhân sĩ phu đã đi đều đã kết thúc bằng những thất bại đau đớn. Sự thất bại của các phong trào cách mạng đã thôi thúc Người hướng về các nước Tây Âu, mong muốn được đến tìm xem những gì ẩn đằng sau những “Tự do, bình đẳng, bác ái”. Phải tìm con đường khác, con đường mới; phải ra đi cứu nước nhưng theo một hướng khác. Đó là kết luận rất quan trọng của anh thanh niên Nguyễn Tất Thành với lòng yêu nước mãnh liệt và một cách suy nghĩ táo bạo một tư duy hết sức sáng tạo quyết khám phá bằng được con đường đi đến giải phóng cho dân tộc.
Thứ hai, lựa chọn con đường cách mạng vô sản
Hồ Chí Minh đã đi qua gần 30 nước ở châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và đã rút ra kết luận là chủ nghĩa đế quốc, thực dân là cội nguồn của mọi đau khổ cho giai cấp công nhân và nhân dân ở các nước chính quốc cũng như thuộc địa. Người đã tiếp xúc với bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ, tìm hiểu thực tiễn cách mạng Mỹ, đọc bản tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của cách mạng Pháp, tìm hiểu cách mạng tư sản Pháp. Hồ Chí Minh thấy rằng “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản. Cách mệnh không đến nơi, không triệt để, tiếng nói là cộng hòa là dân chủ. Cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ, tuy đã dành thắng lợi hơn 150 năm nay mà nhân dân lao động vẫn khổ và họ đang muốn làm cách mạng tư sản thay thế chế độ bóc lột này bằng chế độ bóc lột khác tinh vi hơn chứ không xóa bỏ được áp bức bóc lột, vì thế cứu nước theo ngọn cờ của giai cấp tư sản không phải là lối thoát cho dân tộc. Cũng từ đấy Người đã tìm đến con đường cách mạng Tháng Mười Nga. Người đã nghiên cứu, tìm hiểu Chủ nghĩa Mác – Lênin, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp cuối năm 1920, và xác định con đường cứu nước, con đường giải phóng dân tộc đúng đắn: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản”, “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Đây là sự lựa chọn vô cùng quan trọng, tất yếu, đúng đắn và đầy tính sáng tạo của Hồ Chí Minh về con đường giải phóng dân tộc, bởi vì lựa chọn con đường cách mạng là lựa chọn con đường phát triển của dân tộc, của đất nước Việt Nam.
Thứ ba, cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc
Theo Hồ Chí Minh, chính cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có thuận lợi hơn vì những nguyên nhân:
Đây là một luận điểm mới và sáng tạo của Hồ Chí Minh một cống hiến rất quan trọng vào kho tàng lý luận Mác - Lênin. Trong phong trào cộng sản quốc tế, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin lúc bấy giờ đã từng tồn tại quan điểm xem thắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ thuộc trực tiếp vào cách mạng vô sản chính quốc – chỉ khi nào cách mạng chính quốc giành thắng lợi thì cách mạng thuộc địa mới giành thắng lợi. Quan điểm trên của Hồ Chí Minh không nằm ngoài lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin mà thể hiện sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo của Hồ Chí Minh vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Điều này càng làm cho chúng ta thấy được tư duy đầy sáng tạo của Hồ Chí Minh trên con đường tìm đường cứu nước. Tìm thấy con đường cứu nước đã khó nhưng bổ sung, hoàn thiện nó cho phù hợp với điều kiện cụ thể rồi đưa về áp dụng trong nước còn khó khăn gấp bội. Đồng thời nó có ý nghĩa thực tiễn to lớn giúp cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam không thụ động, ỷ lại chờ sụ giúp đỡ từ bên ngoài mà luôn phát huy tính độc lập tự chủ, tự lực, tự cường nhờ đó mà cách mạng Việt Nam giành thắng lợi vĩ đại. Thắng lợi công cuộc giải phóng dân tộc ở Việt Nam đã mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên phạm vi thế giới. Đó là tác động trở lại của cách mạng Việt Nam với thế giới, dấu ấn Hồ Chí Minh với thời đại.
Đã 100 năm kể từ ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của Bác đã gắn liền với vận mệnh và tiến trình lịch sử của dân tộc. Trái tim và khối óc của bác đã trở thành linh hồn của dân tộc. Những đóng góp sáng tạo và cống hiến lớn lao của Người đã soi đường cho thắng lợi cách mạng Việt Nam suốt những năm qua. Kỷ niệm 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, chúng ta càng quyết tâm kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội con đường đi tới dân giàu, nước mạnh, xã hội, công bằng, dân chủ, văn minh.