Cuộc chiến của triều Tây Sơn và triều Nguyễn đã được lịch sử nói đến nhiều. Trong cuộc chiến khốc liệt ấy, phần thắng đã thuộc về nhà Nguyễn, để rồi Nguyễn Ánh thống nhất được giang sơn và lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu Gia Long, lập ra một vương triều thống nhất (triều Nguyễn). Tuy nhiên, trong cuộc chiến khốc liệt với anh em Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã thu được một chiến lợi phẩm để rồi mở ra một sự kiện chưa bao giờ có trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Cuộc chiến của triều Tây Sơn và triều Nguyễn đã được lịch sử nói đến nhiều. Trong cuộc chiến khốc liệt ấy, phần thắng đã thuộc về nhà Nguyễn, để rồi Nguyễn Ánh thống nhất được giang sơn và lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu Gia Long, lập ra một vương triều thống nhất (triều Nguyễn). Tuy nhiên, trong cuộc chiến khốc liệt với anh em Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã thu được một chiến lợi phẩm để rồi mở ra một sự kiện chưa bao giờ có trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Chiến lợi phẩm trở thành một thứ phi.
Kinh đô Phú Xuân, nơi đã từng ghi lại nhiều sự kiện trong cuộc chiến giữa nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn. Khi vua Quang Trung băng hà, Quang Toản lên nối ngôi. Đó cũng là lúc Nguyễn Ánh ở trong Nam dần lấy lại thanh thế. Nguyễn Ánh sau nhiều năm bôn ba nếm mật nằm gai tưởng như có lúc không thể vượt qua được sự truy đuổi của quân Tây Sơn. Cuối cùng, được sự giúp đỡ của những người thân cận và phương Tây, Nguyễn Ánh đã phản công lại. Trận chiến cuối cùng tại Phú Xuân (kinh đô Huế ngày nay) đã đánh dấu một sự kiện mới trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam: Nhà Tây Sơn sụp đổ và vương triều Nguyễn thống nhất thiên hạ.
Tranh minh họa công chúa Ngọc Bình - chính cung của hai triều đại thù địch. |
Trong trận chiến Phú Xuân, Nguyễn Ánh thu được rất nhiều chiến lợi phẩm, trong đó có một chiến lợi phẩm giá trị là công chúa Ngọc Bình (vợ của vua Quang Toản). Lịch sử đã cho thấy, Nguyễn Ánh (vua Gia Long) đã trả thù nhà rất tàn bạo nhà Tây Sơn, nhưng với công chúa Ngọc Bình là một trường hợp ngoại lệ. Người đời vẫn thường có câu: “Quân tử không vượt qua được ải mỹ nhân”. Điều này đã đúng khi Gia Long gặp công chúa Ngọc Bình.
Công chúa Ngọc Bình là con út của vua Lê Hiến Tông và Chiêu nghi Nguyễn Thị Điều, đồng thời cũng là em gái cùng cha khác mẹ với công chúa Ngọc Hân (vợ vua Quang Trung). Có nhiều nguồn tài liệu khác nhau nói về năm sinh của công chúa Ngọc Bình, có tài liệu chép bà sinh năm 1783, có tài liệu lại nói bà sinh năm 1775. Về nhan sắc, công chúa Ngọc Bình nổi tiếng đẹp sắc nước hương trời. Dân gian còn lưu truyền cơ thể nàng có một mùi hương thơm rất lạ, có sức cuốn hút vô cùng.
Dù đã trải qua nhiều mỹ nữ nhưng vua Gia Long cũng bị vẻ đẹp của Ngọc Bình làm mê mẩn. Kinh đô Phú Xuân rơi vào tay Nguyễn Ánh, công chúa Ngọc bình ngồi trầm ngâm trong nỗi sợ hãi khi Nguyễn Ánh xuất hiện. Vị vua đầu tiên của vương triều Nguyễn không thể bỏ qua một người đẹp như vậy nên đã trấn an tinh thần Ngọc Bình bằng những lời nói không giống như tính cách mạnh mẽ của một con người từng trải: “Bà là một hoàng hậu tuyệt vời! Mặc dầu có những đổi thay trong lịch sử. Xin bà hãy khuây khỏa, dẹp sợ hãi, ưu phiền. Cung điện lâu đài này vẫn thuộc về bà!”. Biết không thể nào ngăn được ước muốn của Nguyễn Vương, bà Ngọc Bình đành phải xuôi theo số phận. Năm 1802, Nguyễn Vương lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long. Dù có nhiều người can ngăn nhưng vua Gia Long vẫn quyết định kết duyên cùng bà. Ngọc Bình được phong là thứ phi (đệ tam cung - sau Thừa thiên Cao hoàng hậu là mẹ của hoàng tử Cảnh, Thuận thiên Cao hoàng hậu là mẹ của vua Minh Mạng).
Số đâu có số lạ lùng.
Cuộc hôn nhân giữa vua Gia Long và công chúa Ngọc Bình là một cuộc hôn nhân đặc biệt trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Điều thú vị là Ngọc Bình là một người con của một ông vua nhưng số phận đã đưa đẩy bà kết duyên cùng hai ông vua của hai triều đại khác nhau. Vua Gia Long đã bỏ qua những lời can ngăn để đến với bà mà ông thừa biết đó là thứ phi của vua Cảnh Thịnh (Quang Toản) triều Tây Sơn, một triều đại mà có mối thù thâm sâu với triều đại mà Gia Long đang đứng trên tất cả để cai trị thiên hạ. Vua Gia Long đã bỏ qua tất cả lịch sử đối địch của hai triều đại để đến với Ngọc Bình. Một cuộc hôn nhân đã để lại nhiều mối hoài nghi trong suốt quá trình tồn tại vương triều Nguyễn.
Lịch sử đã ghi lại những cuộc chiến không khoan nhượng giữa triều Tây Sơn và triều Nguyễn. Một cuộc chiến kéo dài trong nhiều năm với nhiều tình thế thay đổi liên tục, cuối cùng Nguyễn Ánh thống nhất được thiên hạ và trả thù nhà Tây Sơn một cách dã man mà lịch sử đã ghi. Hầu hết, những nhân vật và tướng lĩnh của triều Tây Sơn đều phải nếm lòng thù hận của Nguyễn Ánh. Tuy nhiên, Ngọc Bình lại khác, cho dù là thứ phi của triều đại đối địch nhưng bà vẫn được Nguyễn Ánh gia ân và đưa vào làm thứ phi. Trong thời kỳ làm thứ phi của Gia Long, Ngọc Bình được nhà vua sủng ái. Điều đó thể hiện ở việc bà và vua Gia Long đã có với nhau bốn người con. Theo các sách chính sử triều Nguyễn, bốn người con đó là Quảng Oai công Nguyễn Phúc Quân, Thường Tín công Nguyễn Phúc Cự, hai công chúa là Mỹ Khê Ngọc Khuê và An Nghĩa Ngọc Ngôn. Nhưng nghịch lý ở chỗ, Ngọc Bình là em của công chúa Ngọc Hân (vợ Quang Trung) mà Nguyễn Ánh lại kết hôn với Ngọc Bình. Giữa Nguyễn Ánh và Quang Trung có mối thù lớn không đội trời chung, nên cuộc h
ôn nhân của Nguyễn Ánh với Ngọc Bình đã vô tình đưa Quang Trung và vua Gia Long trở thành anh em trong nhà. Cả hai đều trở thành con rể của vua Lê Hiến Tông, có nghĩa xét về mối quan hệ thì Quang Trung và Gia Long là anh em “cột chèo” nhưng lại là kẻ thù của nhau. Điều đó làm cho cuộc hôn nhân giữa Nguyễn Ánh và Ngọc Bình trở nên đặc biệt và công chúa Ngọc Bình chính là nhân vật trung tâm. Đến nay, dân gian vẫn còn lưu truyền sự kiện công chúa Ngọc Bình lấy hai vua: “Số đâu có số lạ lùng; con vua lại lấy hai vua làm chồng”.
Ngọc Bình là con của một vị vua nhưng bản thân bà lại liên quan đến ba triều đại khác nhau (Hậu Lê, Tây Sơn, Nguyễn). Bà chính là cầu nối dẫn đến những mối quan hệ chồng chéo nhau trong ba triều đại ấy. Trong suốt thời kỳ chế độ phong kiến Việt Nam chưa có một người phụ nữ nào lại có một thân phận và vai trò như vậy. Dương Vân Nga cũng là vợ của hai triều vua nhưng giữa nhà Đinh và nhà Tiền Lê không có mối quan hệ thù địch như nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn. Sử sách chép Ngọc Bình mất khi tuổi đời còn khá trẻ. Công chúa Ngọc Bình, người làm thứ phi của hai triều đại đối địch. Bà không để lại nhiều dấu ấn trong sự tồn tại của triều Tây Sơn và triều Nguyễn nhưng bà là một phần lịch sử đặc biệt của hai triều đại này.
LÊ KHẮC NIÊN