Đôi điều về Sa rơpu, ăn trâu ?

01:06, 13/06/2013

(LĐ online) - Chúng tôi là người con đã sinh ra từ núi và đất của sử thi, xin mạo muội chia sẻ và góp phần nhỏ bé của mình cùng với ký giả và độc giả cả nước biết yêu và quan tâm đến loại hình lễ hội văn hoá vô cùng đặc sắc mang tính tâm linh và tín ngưỡng này của các dân tộc bản địa Tây Nguyên.

(LĐ online) - Đã có rất nhiều tài liệu viết về lễ hội văn hoá của các dân tộc bản địa Tây Nguyên nói chung, bài viết lễ hội ăn trâu nói riêng (đâm trâu), nó chỉ mang một ý nghĩa chung chung như các lễ tế thần, lễ pơthi, mừng lúa mới, hội hè v.v… mà họ không nắm được tính chất lí do và nguyên nhân sâu xa của nó, đã gây không ít sự sai lệch và ngộ nhận cho độc giả thuộc thế hệ trẻ hôm nay và mai sau muốn tìm hiểu nghiên cứu về giá trị đích thực của loại hình văn hoá lễ hội này.

Chúng tôi là người con đã sinh ra từ núi và đất của sử thi, xin mạo muội chia sẻ và góp phần nhỏ bé của mình cùng với ký giả và độc giả cả nước biết yêu và quan tâm đến loại hình lễ hội văn hoá vô cùng đặc sắc mang tính tâm linh và tín ngưỡng này của các dân tộc bản địa Tây Nguyên mà thần linh đã ban tặng cho họ.

Các vị có quyền năng và mối quan hệ khác nhau với con người, trong suốt quá trình dài như thế đã hình thành tín ngưỡng văn hóa rất đậm đà bản sắc, mà đồng bào các dân tộc bản địa Tây nguyên rất tôn sùng và kính trọng gìn giữ đến ngày hôm nay. 

Sử thi các Dân tộc gốc Trường sơn nam Tây Nguyên kể lại rằng: Tất cả mọi tạo vật kể từ khi khai thiên lập địa đều do Thần Ndu tạo dựng, vạn vật hữu linh, dưới quyền năng điều khiển của mười hai người con của thần Ndu gồm:

1/  -K’ Chung
2/  -K’Kràng
3/  -K’Chiêng
4/  -K’Chăt
5/  -K’ Ngê
6/  -K’ Teh
7/  -K’Tàng
8/  -K’Krăh
9/  -K’Grài
10/-K’Bing
11/-K’Glòng
12/-K’Kră

Công trình tạo dựng trời đất muôn loài của thần Ndu…

Thần Ndu rèn trời trước
Rồi tạo đất sau
Song trời đất vẫn còn non
Trời còn rất thấp
Đất còn non
Trời còn nhiều lỗ thủng
Những người con của thần ndu cố gắng tìm cách chống chọi
Vá lại những lỗ thủng cho liền lạc
Sau đó than Ndu liền tạo dựng đất
Nhưng đất hãy còn mềm nhũn
Đá vẫn còn non
Đi trên đá còn lún để lại vết chân
Đi đầu này rung đầu kia
Đi đầu kia rung đầu nọ
Rèn trời tạo đất xong
Thần Ndu rất vui mừng
Liền tạo thêm những loài vật có cánh và biết bay biết nói theo ý của thần
Thần Ndu lấy đất kơnềt tạo ra con chim Rắc (chim mía ăn lúa)
Thần Ndu lấy đất kơnăc tạo thêm con chim Klàng (Đại bàng)
Thần Ndu lấy đất kơnàng tạo thành con sư tử và con hổ
Thần Ndu lấy đất kơna tạo thành con cáo con thỏ
Thần Ndu lấy đất kơnài tạo nên cây cối và tre nứa
Tạo dựng hết muôn loài song vẫn còn thừa đất
Thần Ndu bèn tạo ra con người.

“ú kơnềt klềt mòn răc
ú kơnăc klăc mòn klàng
ú kơnàng mòn klih mờ kla
ú kơna mòn pí mờ trơpài
ú kơnài mòn chi mờ chae
mòn glae mờ đơr
mòn jơh jơi phơr
ngkăh ú kơnơr tơng mòn kòn pơnôêh”. 

Thần tung một đôi chim Răc sai chúng bay vòng quanh trái đất, kế tiếp là con chim Klàng “đại bàng” tung cánh bay cao xa hơn vòng quanh bầu trời, dưới đất muôn thú từng cặp từng cặp tung tang chạy nhảy khắp nơi, vạn vật nhìn cảnh tượng trên trời dưới đất thật kỳ diệu chúng vui đùa cười nói thoả thích với nhau bằng một thứ tiếng nói chung duy nhất (giai đoạn tiền vạn vật hữu linh), Thần Ndu thấy điều đó rất vui mừng bèn tạo ra con người, người đầu tiên là bà K’Căn và ông K’Brăn là hai người mà thần Ndu đã tạo dựng đầu tiên có mặt trên trần gian này, mười hai người con của ông bà đều lấy con của các vị thần làm vợ làm chồng.

1/ -K’ Iút
2/ -K’ Lang Biang
3/ -K’Bồng Kròng
4/ -K’Chè
5/ -K’ Du Bòt
6/ -K’Mồc Mồi
7/ -K’Srài
8/  -K’Lồng Lo
9/  -K’Dồ Glai kòn Phàng
10/-K’Đồ K’Đòng
11/-K’ Yê Yang
12/-K’kră 

Sau khi công trình tạo dựng trời đất và vạn vật của thần Ndu đã hoàn tất, thần muốn nghỉ ngơi xem lại tất cả mọi công trình tạo vật đều tốt đẹp theo ý của thần, thần chúc phúc muôn vật an vui hưởng lạc, thần sai các vị thần báo tin vui cho thần dân và muôn loài mở hội, để đón nhận những kỳ quan tạo vật mà thần đã ban tặng để đánh dấu một kỷ nguyên mới.
 
Nhận được tin vui đó, trong khi khắp nơi mọi thần dân đều chuẩn bị ráo riết cho lễ hội trọng đại này thì có một bon làng chỉ chuẩn bị lễ hội cho bon làng của  mình những lễ vật một cách đơn sơ bằng các loại trái cà, cà đắng, ớt xanh (rơpu blơn, rơpu prền, rơpu mré), làm lễ vật thay thế con trâu mộng để dâng thần linh. 
     
 

hha.jpg
 

Cho đến một ngày các bon làng khắp nơi về tụ họp rất đông mỗi bon có một khu vực dành riêng để trồng cây nêu, trang trí thật đẹp để làm bàn thờ tế thần, dưới gốc cây nêu buộc một con trâu mộng thật tốt béo, hàng trăm ché rượu cần đã xếp thành hàng, cùng với rất nhiều sản phẩm do bàn tay con người làm ra, để hân hoan đón chào thần Ndu và các vị thần đến khai hội.

Ngày khai hội đã đến, các vị già làng, trưởng tộc, thay mặt các buôn làng đưa cả hai tay lên trời cầu khấn xin thần linh…

“Ơ K’iốt K’iu Ndu Ndòng,
Bồng Kròng Dam Hăt,
Chiêng Chăt kòn măt tơngê,
Ơ pô pơcă pô pơjềng,
Mae mòn chềng pơjềng bài,
Mae mòn môh mae côh tồr,
Mae tờm chồr nhưm,
Kơnuôr su kơnuôr ngàr,
Yàng bàr bă sa srae,
Yàng pae bă sa brơi,
Rơi tàm jồ mờ hae,
Rơi nỡu rơi sa tơma ntòng,
Nỡu lăblă hă làe blàe,
Nỡu sa tơma rớ plớ mgkời…ơ yàng!”

Hỡi thần Ndu K’iốt,
Thần Bồng Kròng Dam Hăt,
Thần Chiêng Chăt con Thần mặt trời,
Hỡi đấng tạo thành trời đất,
Đấng tạo dựng muôn loài, 
Hỡi mẹ tạo ra cái mũi tạo cái lỗ tai,
Mẹ thổi hơi thở,
 Hỡi đấng quyền năng,
 Thần chỉ dẫn làm rẫy,
 Thần chỉ dẫn làm ruộng,
Hãy nghe lời về nhận của hiến tế,
Kết tình thông giao,
Hãy uống cho say ăn thật no,
Hãy cùng múa hát đến hết ngày hội này…ơ yàng!

Dứt lời cầu khấn thần linh, một vị đại diện thổi ba hồi tù và, làm thông hiệu báo tin vui và hạ lệnh cho mọi người: “Hãy nổi trống lên, hãy đánh cồng đánh chiêng, múa hát, hỡi chàng trai khoẻ mạnh hãy đâm trâu mừng ngày hội”.

Máu của vật hiến sinh được bôi lên đầu của tất cả mọi người và dụng cụ lao động, săn bắt v.v. để đón nhận sự may mắn hạnh phúc mà thần linh ban cho, đánh dấu sự gắn kết, thông giao giữa thần linh và người trần.
 
Các vị thần tháp tùng thần Ndu đi một vòng nhận lễ vật hiến sinh của thần dân dâng lên được bày biện trên bàn thờ, trước cây nêu buộc một con trâu mộng tốt béo, để đón nhận sự chúc phúc cho tất cả mọi người có mặt xung quanh cây nêu của bon làng mình.

Thần Ndu và các vị thần đi qua nhiều khu vực lễ hội như thế, đến một bàn thờ và cây nêu của bon làng nọ, các vị thần không thấy lễ vật hiến sinh cả, chỉ có những trái cà, cà đắng, ớt xanh trên bàn thờ, thần rất tức giận liền gọi người đứng đầu bon làng hỏi tội:

- Thế lễ vật của các ngươi để ở đâu mà không dâng cho ta?

Người đứng đầu bon liền quì xuống thưa:

- Vâng thưa thần, lễ vật của chúng con đấy ạ!

Tay chỉ vào mâm trái cà, cà đắng, ớt xanh miệng lẩm bẩm:

- Dạ, thưa, đó là những con trâu mộng của bon làng chúng con xin dâng lên các thần ạ!

Thần Ndu hết sức phẫn nộ liền sai thần sấm sét (Krang Dam Jãn), thần mặt trời (Chiêng Chăt măt tơngê), thần đất (Cềk Cờk kòn Ju), thần gió (K’Teh càl Thơu) cùng với các thần có quyền năng khác nhau liên quan đến sự việc trên để trừng phạt…

Không ngăn được cơn thịnh nộ của thần Ndu là vị thần tối cao, các vị thần thừa lệnh liền hành xử ngay tức khác. Thần gió gọi thần mưa, mưa đá liền tuôn đổ xối xả chỉ quanh khu vực cây nêu và bàn thờ của bon làng đã khinh thường người.

Chưa hết cơn giận của thần linh, bon làng khác quanh khu lễ hội rùng mình chứng kiến thêm trận cuồng phong dữ dội, mọi người la hét inh ỏi chạy tán loạn tìm nơi trú ẩn …  nhưng nào được đâu, nhưng thần sấm sét liền ra tay đánh đổ hết cây nêu và sập cả bàn thờ, cà đắng, ớt xanh bay tung tóe …  người đứng đầu bon làng chết ngay. Cây nêu gãy đổ đè lên cổ ông ta người thì đứt tay kẻ thì cụt chân và ngay sau đó có một tiếng nổ vang trời, mặt đất rung lên thật khủng khiếp, cả thần dân già trẻ, trai gái của bon làng nói trên liền biến mất theo tiêng nổ. 

Các bon làng khác xung quanh vừa chứng kiến cảnh tượng lạ lùng đứng lặng câm, run cầm cập… không ai nói với ai.

Thần Ndu quay lại trấn an và giải thích cho thần dân biết vì sao người phẫn nộ, tất cả nằm úp mặt xuống đất không một ai dám nhìn mặt người.

Sau biến cố đó thần Ndu và các vị thần dặn dò và từ biệt dân làng.

Từ đó đến nay hàng năm mỗi khi có việc liên quan đến các lễ hội đều có vật hiến sinh, hiến tế, mà không bao giờ thiếu món canh cà, cà đắng, ớt xanh nấu với da trâu như để gợi nhớ và nhắc nhở những lỗi lầm một thời xa xưa đã đi vào huyền thoại.

Krajan Plin