Vào năm 2050, số dân Nhật sẽ giảm đi 31 triệu người so với năm 2000. Điều chưa bao giờ thấy ở một nước tư bản phát triển. Theo truyền thống, xứ sở Hoa anh đào lựa chọn việc chậm cho về hưu trong khi nhắm tới tiêu dùng.
Vào năm 2050, số dân Nhật sẽ giảm đi 31 triệu người so với năm 2000. Điều chưa bao giờ thấy ở một nước tư bản phát triển. Theo truyền thống, xứ sở Hoa anh đào lựa chọn việc chậm cho về hưu trong khi nhắm tới tiêu dùng.
Sự già hóa, và trong một số trường hợp thì sự giảm dần số dân có những hậu quả nghiêm trọng về các mặt: kinh tế, xã hội, cá nhân và tổ chức. Nước Nhật vừa là quốc gia bị tác động nhiều nhất bởi sự biến đổi dân số, vừa là nước đi đầu về các phát minh, sáng chế và mở ra thị trường mới.
Sự giảm số dân đã bắt đầu từ 2005. Trong tháng 10/2010, những người già 65 tuổi và trên 65 chiếm 23% dân số; và những người 50 tuổi và trên 50 tuổi chiếm 43%, đang là tỷ lệ cao nhất thế giới. Một mặt, sự thay đổi cơ cấu dân số này tạo nguy cơ đè nặng về sự thiếu hụt nhân công và mất đi một số lượng lớn người thành thạo tay nghề; cũng như có sự thu hẹp lại thị trường nội địa. Mặt khác, sự biến động này mở ra triển vọng cho cái mà người ta gọi là “thị trường vàng” (silver market), hay “ thị trường lão hóa”
Theo dự đoán, có tới 1/3 dân Nhật sẽ ở độ tuổi 65 hoặc hơn vào năm 2050. Cơ cấu tuổi sẽ có khoảng cách giãn ra ngày càng nhiều, theo hình Kim tự tháp truyền thống, và thậm chí sẽ đảo ngược để giống hình cái diều. Số lượng người thành niên từ 20 đến 45 tuổi, sẽ tiếp tục tăng, trong khi dân số giảm còn 95 triệu người vào năm 2050 (so với 126,87 triệu năm 2000) do tỷ lệ sinh đẻ thấp.
Ngay từ năm 2005, sự giảm dân số đã đi kèm với việc giảm sức sản xuất. Nếu chính phủ không tiến hành bất cứ biện pháp nào để tăng số dân ở độ tuổi lao động, thì sự sút giảm (sức lao động) sẽ còn hạ thấp đáng kể. Giải pháp thỏa hiệp trong xã hội nằm ở chỗ tăng lứa tuổi vị thành niên đi làm. Người ta có lẽ cũng tăng cả số lượng phụ nữ đi làm mà hiện tỷ lệ này thua xa so với các nước phát triển khác (71,6% đối với lứa tuổi 25-54 tuổi, so với 75,2 % ở Mỹ, 81,3 % ở Đức, hay, 83,8 % ở Pháp). Nhưng sự thay đổi nhận thức sẽ cho phép có được sự bình đẳng lớn hơn về giới đang có nguy cơ kéo dài thời gian, trong khi mà vấn đề già hóa đã đặt ra ngay lúc này. Theo Sách Trắng được chính phủ Nhật Bản công bố, lực lượng lao động chắc sẽ giảm từ 66,57 triệu người năm 2006 xuống còn 42,28 triệu vào năm 2050.
Từ năm 2007, thế hệ sinh ra thời kỳ bùng nổ dân số (baby-boomers) đã có thể được nghỉ hưu. Điều này đặt ra nhiều thách thức mới lớn tới mức mà người ta đang nói tới nisen-nana-nen-mondai (“vấn đề của năm 2007”). Theo nghĩa hẹp của từ này, có liên quan tới những người sinh ra giữa những năm 1947 và 1949; nếu người ta mở rộng khái niệm cho 2 năm tiếp theo (1950 và 1951), thì thế hệ này đạt tới con số 10,7 triệu người, trong đó 8,2 triệu là còn sức lao động, chiếm hơn 12% so với tổng số người đang còn đi làm. Người ta hình dung ra tình hình nếu tất cả về hưu đồng loạt.
Rất nhiều chuyên gia sợ rằng làn sóng người về hưu đã được công bố sẽ kéo theo vô vàn những sự loạn năng (dysfontionnement), cả ở cấp độ doanh nghiệp lẫn cấp quốc gia. Trước hết, người làm công ăn lương nắm giữ chuyên môn và khi về hưu có nguy cơ gây thiếu hụt những người có kinh nghiệm; tiếp đến, sự thiếu nhân công có tay nghề cao sẽ xảy ra. Từ đó nảy sinh ý tưởng về việc giữ chân những người lao động ở vào độ tuổi 65. Điều này bắt buộc các doanh nghiệp phải thích nghi: năng lực và nhu cầu về thể chất, tâm sinh lý của người lao động này rất khác nhau, dường như những phương pháp làm việc sẽ phải thay đổi.
Vấn đề tay nghề cao mang tính quyết định, nhất là khi cách tiếp cận của chính phủ và công tác tổ chức làm việc dựa trên sự chuyển giao trực tiếp các năng lực trong giờ làm và trong các cuộc “tiếp xúc xã hội” về khuya; nó tạo đặc quyền cho việc đào tạo tại chỗ. Phần lớn các kỹ năng, kỹ xảo vậy là đã không bao giờ được ghi lại. Điều này đặc biệt đúng đối với các doanh nghiếp rất lớn, hoạt động theo hệ thống truyền thống của việc làm suốt đời và hệ thống thâm niên (2/3 số nhân công). Việc điển chế hóa các năng lực đòi hỏi phải mất thêm nhiều thời gian.
Hiện tại, làn sóng người về hưu thật đáng sợ xiết bao đã không xảy ra. Trái lại: theo một cuộc điều tra mới đây của Bộ Y tế, Lao động và Trợ giúp xã hội Nhật, thì số lượng người lao động tuổi từ 60 đến 65 đã tăng 9,3 % vào năm 2008, rồi 4% năm 2009. Tỷ lệ việc làm đạt 76,5% năm 2009. Gần một nửa (49,4%) số người độ tuổi 65 đến 69 đều có việc làm, thậm chí gần với tỷ lệ 1/5 (19,9%) trong số những người 70 tuổi hoặc hơn. Điều này do ở việc tu chỉnh Luật về sự ổn định việc làm cho những người cao tuổi, mà làm chậm tuổi về hưu từ 60 đến 65, giữa tháng 4/2006 và 4/2013 (vào tháng 4/2006, tuổi hưu hợp pháp 62,63 và 2007 đến 2009 là 64 giữa 2010 và 2012, và là 65 năm 2013). Từ năm 2005 (tức đúng vào thời điểm trước khi có Luật) tới 2009, số người làm công ăn lương đều đặn từ 60 tuổi đến 64 tuổi đã tăng 80,8% và số người trên 64 tuổi là 104,9%. Chính phủ hiện nay trông chờ việc đưa tuổi nghỉ hưu lên 70 tuổi.
Trên thực tế, tuổi về hưu (gần như là 70 đối với đàn ông) lại còn cao hơn so với tuổi ghi trong Luật. Thực tế, nước Nhật là quốc gia có nhiều người đến tuổi nghỉ hưu hiện vẫn còn làm việc. (Những người chủ thuê mướn nhân công có khả năng thuê tiếp họ, những người về hưu, với qui chế thấp, tức không có bảo hiểm, không trả lợi tức trước). Nhật Bản được đặc trưng bởi tỷ lệ rất cao những người già hơn trong thị trường lao động so với những nước khác. Chính vì vậy, các doanh nghiệp gây sức ép để tái cấu trúc chính sách lương bổng dựa trên thâm niên, mà theo họ, sẽ tạo nên sự chặn đứng việc duy trì việc làm sau 60 tuổi.
Vả lại, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thử thăm dò (hay thành lập) những thị trường mới. Trong một số xí nghiệp công nghiệp, những người trên 40 tuổi chiếm đa số trong những người tiêu dùng, và, đã thay thế thế hệ trẻ như là “mục tiêu phân hóa”(segment cible). Trường hợp thị trường của các tầng lớp bị bỏ rơi mang lại một sự rọi sáng tượng trưng trong xã hội Nhật: vào năm 2008, lần đầu tiên trong lịch sử, doanh thu của các tầng lớp đối với người lớn đã bằng với doanh thu của các tầng lớp cho trẻ em. Các doanh thu từ trẻ em này có lẽ sẽ giảm 10%; trong khi doanh thu cho người lớn sẽ tăng 40% mỗi năm suốt 2 năm tới.
Thị trường vàng này chứng tỏ cuộc khủng hoảng dân số - ban đầu được quan niệm như mối hiểm nguy - có thể tỏ ra là cơ hội để phát triển công ăn việc làm. Hay nói một cách khác đi, bất cứ cuộc khủng hoảng nào cũng đều chứa đựng một cơ hội. Là điều mà theo chữ Hán - Nhật xác nhận, đặc tính thứ hai của thuật ngữ “khủng hoảng” (KIKI) cũng có nghĩa là “cơ hội” (KIKAI).
Hiện tại, giới doanh nhân quan tâm nhiều nhất vào thế hệ trẻ, đang đại diện cho thị trường thứ nhất, chí ít là đối với số khá giả nhất trong dân cư. Những người thuộc về thế hệ “bùng nổ dân số” này, là những người thường xuyên rất tích cực, chủ động và đầy nghị lực - họ đã tạo nên một tiểu nhóm được trang bị những phương tiện tài chính, ham muốn sáng chế, phát minh công nghệ, và, thèm khát mua sắm, tiêu dùng khi họ về hưu,và vậy là đã có được thời gian nhàn rỗi mới, họ đại diện cho một thị trường rất béo bở.
Phần lớn tài sản tài chính Nhật, và nhất là nợ công, thuộc về họ. Theo những tính toán mới nhất, (năm 2009): thì những người 50 tuổi nắm giữ hơn 21%, những người độ tuổi 60,31%, những người 70 tuổi, và hơn nữa, 28%. Vả lại, người Nhật cao tuổi nhất, nhìn chung không bị nợ nần, và sở hữu nhà ở của mình. Người ta gọi họ - về mặt tài chính - là những người yên ổn (rojin kizoku) (“quí tộc thâm niên”).
Các doanh nghiệp thành công trong việc thích ứng các sản phẩm hiện có, với sở thích của người tiêu dùng, đã thiết kế những mẫu mã mới. Cũng như là trong việc phát triển các công nghệ mới theo thị hiếu của khách hàng khá giả. Điện thoại di động Raku Raku (“dễ dàng, dễ dàng”) là một minh chứng rõ ràng. Những tranh ảnh hình Thánh, văn bản đễ dàng đọc được, bàn phím gõ lớn hơn, sử dụng đơn giản, tiện lợi hơn sử dụng trực giác, hệ thống dò tiếng ồn . Nó ý thức được việc tổng hợp các công nghệ mới nhất, và, nhờ vào việc tiếp cận xuyên thế hệ, cũng thu hút được các lứa tuổi khác nhau. Một ví dụ khác của cách tiếp cận này là: công xon của trò chơi Wii của Nintendo, đã thành công ngoạn mục. Nó có thể thu hút nhiều thế hệ xung quanh trò chơi game, thậm chí mọi thành viên gia đình, kể cả ông bà.
Các doanh nghiệp khác đã ứng dụng khái niệm “dễ dàng, dễ dàng”. Năm 2007, hãng Panasonic đã tung ra thị trường Raku Raku Walk, một loại máy tập luyện, dùng cho người đau đớn và gặp các vấn đề ở đầu gối. Nó giúp tăng cường cơ bắp chân bằng cách làm giảm đau các khớp nối. Còn đối với hãng Wacoal, là hãng số một ở Nhật về đồ lót phụ nữ, hãng đã lập nên thương hiệu Raku Raku. Đối tác chuyên phục vụ những người già và của cả những ai quan tâm tới. Những lỗ thoát nách rộng, ví dụ vậy, sẽ cho phép phụ nữ, tự mình, mặc và cởi đồ dễ dàng. Kiểu cài khuy đã được đơn giản hóa đi rất nhiều: cúc có hình dạng quả trứng, khuy bấm có góc hay dây kéo fermeture Volcro. Một số loại quần áo cũng đã được thiết kế để tránh làm xây xát da, như Anshin Walker (anshin có nghĩa là “an toàn”), đã được tung ra thị trường năm 2007: một hạt gắn chốt nhồi bảo vệ cổ đốt đùi phòng khi bị ngã, và cũng bảo vệ cơ bắp khi người ta ngồi hoặc bước đi.
Một thị trường khác cũng đang phát triển tột bực: nhà chuyên dụng đặc biệt. Về mặt truyền thống, những người già cả hơn có lẽ sẽ sống với con cháu , tam đại đồng đường. Từ nay, điều này chỉ còn đúng với một nửa trong số họ (48%), những người trên 65 tuổi, so với 70% năm 1980. Với những thay đổi mà tuổi trẻ hơn biết đến (nhất là việc đô thị hóa và sự linh hoạt về việc làm) và sự gia tăng niềm hy vọng vào cuộc sống, càng ngày thì những người về hưu càng quyết định ở lại nhà họ, thoát khỏi việc sắp xếp lại nhà ở, điều kích thích thị trường cách tân bất động sản. Những người khác thì đi ở trong những ngôi nhà có phục vụ y tế hay các cơ sở dành cho người hưu trí.. Người ta luôn luôn nhắc tới những phương tiện đại chúng phương Tây nói về những người máy, dùng cho việc chăm sóc họ. Nhưng hiện nay, kỹ nghệ này đã không đáp ứng được kỳ vọng của người dân, thậm chí, nếu Nhật Bản đang dẫn đầu trong lĩnh vực này, và nếu công cuộc nghiên cứu khoa học còn tiếp diễn.
Tuy nhiên, với khủng hoảng thì người Nhật giảm chi tiêu. Những người sinh ra “thời kỳ bùng nổ dân số” mà đã có được chút ít tiền dành dụm, nói chung thì họ có khuynh hướng gạt cuộc khủng hoảng sang một bên, hoặc giả là giúp đỡ con cháu họ về mặt tài chính.
Vả lại, Nhật Bản quan tâm trước hết tới những người già giàu có và khỏe mạnh, chứ không phải là người già nghèo khó và bệnh tật, ốm đau. Dầu sao, nhóm người già nghèo khó, bệnh tật này sẽ có thể lại là quan trọng trong tương lai, và thị trường vàng giống như với bất cứ điều gì khác với như dự đoán. Những sự bất công về lương bổng và kinh tế, cũng như sự nghèo khó trong số các người già lớn tuổi hơn, đang đe dọa trở thành quả bom nổ chậm. Hiện nay, 25,4% trong những người 75 tuổi còn đang sống ở dưới mức nghèo khổ, so với mức trung bình là 16,1% của số do OCDE đưa ra và 10,6% đối với Pháp. Điều này chắc chắn sẽ cảnh báo quyền lực công cộng, nhưng cũng còn cả là các doanh nghiệp, mà họ có thể cam kết cung cấp các sản phẩm và các dịch vụ dùng để giúp đỡ những người già trong cuộc sống thường nhật.
NGUYỄN TIẾN QUỲNH
(Theo Le Monde Diplomatique)