Thời nhà Nguyễn các vị vua chúa nước ta đã quan tâm đến hoạt động xuất nhập khẩu và kinh tế biển từ rất sớm...
[links()]
…“Hoàng Sa không có liên quan gì tới Trung Quốc”. Ngoài ra, trong cuốn Hải ngoại kỷ sự (1695) của Thích Đại Sán - một nhà sư thời Khang Hy khi đến đất Thuận Hóa (Huế) của chúa Nguyễn vào ngày 29 tháng Giêng năm Ất Hợi đã thuật lại chuyến hải hành này và ghi nhận chủ quyền của nước Đại Việt trong việc chiếm hữu, kiểm soát và khai thác vùng biển Đông nơi có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thế kỷ thứ XVII.
Như vậy các nhà viết sử từ thời cổ đại đến thời cận đại của Trung Quốc đều xác định qua các tác phẩm chính sử của mình không có biển Đông, và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là được các triều đại vua chúa nước ta phát hiện, xác định chủ quyền và cử các đội quân đến khai thác trong nhiều thế kỷ trước một cách hòa bình, liên tục mà không hề có sự phản đối của bất cứ quốc gia nào kể cả Trung Quốc. Điều đó được minh chứng từ các chi tiết trong các cuốn lịch sử, chính sử của nhiều triều đại phong kiến Trung Hoa. Lịch sử của Trung Quốc ngày xưa đã gián tiếp thừa nhận chủ quyền của người Việt trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong suốt hơn 22 thế kỷ, từ thời nhà Tần, nhà Hán kéo dài đến giữa thế kỷ XX, sau này Trung Quốc mới nảy sinh ý đồ bành trướng, tranh giành biển Đông như hiện nay.
Bằng chứng lịch sử từ 500 năm trước của Việt Nam
Thời nhà Nguyễn các vị vua chúa nước ta đã quan tâm đến hoạt động xuất nhập khẩu và kinh tế biển từ rất sớm. Các hoạt động vươn ra biển Đông của nhà Nguyễn thời ấy chính là nhằm khẳng định chủ quyền lãnh hải trên biển Đông và khai thác biển đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, được ghi chép đầy đủ, thống nhất trong các bộ sử ký của thời nhà Nguyễn, cũng như trong các tài liệu của nước ngoài mà chúng ta thu thập được trong những năm gần đây...
Theo tư liệu lịch sử, nhà sư Thích Đại Sán là một trong những vị cao tăng người Trung Quốc được chúa Nguyễn (Việt Nam) mời đến đất Thuận Hóa (Huế) để truyền giảng kinh Phật. Thích Đại Sán là người đã khai sáng chùa Thiền Lâm vào năm 1695, mở Đại giới đàn ở chùa Thiên Mụ (Huế), làm cố vấn chính trị cho chúa Nguyễn Phúc Chu. Ông Sán đến Thuận Hóa bằng đường biển, qua cảng thị Hội An. Khi trở về Trung Quốc, nhà sư này đã viết cuốn Hải ngoại kỷ sự. Cuốn sách được xem là một cẩm nang đối với giới nghiên cứu lịch sử. Đọc cuốn Hải ngoại kỷ sự có thể thấy từ thế kỷ 15-17, nhà nước phong kiến Việt Nam đã thực thi quyền chủ quyền của mình trên một vùng lãnh hải rộng lớn ở biển Đông, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các triều đình phong kiến Việt Nam thời ấy đã thực thi quyền chủ quyền của mình trên biển Đông như thu thuế các tàu buôn nước ngoài đi qua biển Đông; thành lập đội hải quân Hoàng Sa, hàng năm ra khai thác hải sản, tìm vớt cổ vật, hàng hóa từ những chiếc tàu bị đắm ở biển Đông và các quần đảo trên biển Đông.
Trong cuốn Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn (1726-1784) ông có viết về Hoàng Sa như sau: "Ở ngoài núi Cù Lao Ré (tức huyện đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi ngày nay) có đảo Đại Trường Sa (tức quần đảo Hoàng Sa). Ngày trước, nơi đây thường sản xuất nhiều hải vật chở đi bán các nơi, nên triều đình có thiết lập một đội Hoàng Sa để thu nhặt các hải vật. Người ta phải đi 3 ngày mới đến được đảo Đại Trường Sa ... Ở trong các hòn đảo có bãi cát vàng, dài chừng hơn 30 dặm, bằng phẳng và rộng lớn, nước trong vắt nhìn suốt đáy. Ở trên các hòn đảo có vô số tổ yến, còn các thứ chim thì kể có hàng ngàn, hàng vạn con... Trên bãi có rất nhiều vật lạ như ốc hoa, có thứ mang tên là ốc tai voi, lớn như chiếc chiếu... Lại có thứ ốc được gọi là ốc xà cừ, thứ ốc này để trang sức các đồ dùng... Có thứ đại mạo là con đồi mồi rất lớn. Có con hải ba (ba ba biển) cũng giống như con đồi mồi nhưng nhỏ hơn, mai mỏng, người ta dùng trang sức các đồ dùng...".
(còn nữa)
Nguyễn Tấn Tuấn (tổng hợp)