Quần đảo Senkaku thực sự là của ai!

08:06, 19/06/2014

Quần đảo Senkaku, còn gọi Điếu Ngư Đài gồm có 5 đảo nhỏ và 3 đảo đá trơ ra nằm trên biển Hoa Đông cách Đài Loan 120 hải lý, Trung Quốc 200 hải lý và cũng cách Okinawa, Nhật Bản 200 hải lý. Tổng diện tích 7km vuông với độ sâu từ 100-150m, nơi cao nhất 383m.

Quần đảo Senkaku, còn gọi Điếu Ngư Đài gồm có 5 đảo nhỏ và 3 đảo đá trơ ra nằm trên biển Hoa Đông cách Đài Loan 120 hải lý, Trung Quốc 200 hải lý và cũng cách Okinawa, Nhật Bản 200 hải lý. Tổng diện tích 7km vuông với độ sâu từ 100-150m, nơi cao nhất 383m. Hiện nay đều không có người ở. Vào năm 1895, vua Minh Trị (Nhật hoàng Mutsuhitô) đã quản lý và sát nhập chuỗi đảo này vào Okinawa. Nhưng sau khi Nhật thất bại trong thế chiến thứ hai, đảo bị quân đội Mỹ chiếm đóng. Năm 1972 được Hoa Kỳ trao trả theo Hiệp ước An ninh và Hợp tác song phương Mỹ - Nhật.
 
Tàu Nhật bắt giữ tàu cá Trung Quốc tại Senkaku
Tàu Nhật bắt giữ tàu cá Trung Quốc tại Senkaku

Lý do chuỗi đảo vô danh này được chú ý đến, vì năm 1969 Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á và Viễn Đông của Liên Hiệp Quốc (ECAFE) xác định tiềm năng dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản cũng như giao thông hàng hải và ngư trường phong phú nằm trong khu vực này. Chính vì nguồn lợi trên nên cả Trung Quốc lẫn Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền sau gần 100 năm im lặng.
 
Trong những năm qua việc giành giật quần đảo Senkaku, nơi không có người ở trong vùng biển Hoa Đông, đã cho thấy sự bất ổn giữa Trung Quốc và Nhật Bản, hai cường quốc lớn nhất châu Á. Thậm chí sự tranh giành này đã báo hiệu có thể xẩy ra chiến tranh mà người Mỹ quan ngại có thể sẽ nhập cuộc. Các cuộc khẩu chiến hiện nay giữa hai bên đang dồn dập. Thế thì quần đảo Senkaku thực sự là của ai? 
 
Nếu căn cứ theo luật pháp thì chín phần mười là của Nhật Bản. Người Nhật tuyên bố đã "phát hiện" những hòn đảo không người ở này vào năm 1884 và đầu năm 1895 sát nhập vào lãnh thổ của mình, ngay sau khi nhà Thanh suy yếu đã bị Nhật Bản đánh bại, đồng thời chiếm đóng luôn cả Đài Loan, họ đã xem như chiến lợi phẩm chiến tranh. Năm 1900, một công dân Nhật, ông Tatsushiro Koga được chính phủ nước mình cho phép phát triển kinh tế trên các hòn đảo này. Ông Koga thành lập một trạm chế biến cá ngừ với 200 nhân viên và họ cũng đã từng săn bắt chim hải âu để lấy lông. Sau khi Nhật thất bại vào năm 1945, chuỗi đảo này do người Mỹ kiểm soát nên gia đình Koga buộc phải rời khỏi đảo. Trong thời gian đồn trú, quân đội Mỹ đã sử dụng khu đảo hoang này làm bãi tập ném bom. Năm 1972, người Mỹ giao Senkaku lại cho Chính phủ Nhật Bản. 
 
Tuy nhiên, vào thời điểm đó trữ lượng dầu khí đã được xác định xung quanh các đảo. Vì vậy, cả Trung Quốc lẫn Đài Loan đều đồng loạt tuyên bố Senkaku thuộc chủ quyền của mình với lý do khoảng cách địa lý nằm gần lãnh thổ của họ. Trong tuyên bố chủ quyền đảo của Trung Quốc khá mơ hồ, họ dựa trên những điều ghi lại từ một công dân của mình là nhà buôn đồ sứ vào năm 1403 đã đến đây. Trung Quốc còn cho rằng vào thời ấy, họ là quốc gia trung tâm Đông Á mà tất cả các nước khác nằm trong quản lý của họ đơn cử như Tuyền Châu và Naha, thủ phủ của vương quốc đảo Ryukyu, chư hầu của Trung Quốc thời đó. Tuy nhiên, quan điểm ấy đã bị phá vỡ bởi sự trỗi dậy của quân đội Nhật vào cuối thế kỷ 19. Những gì thuộc về sự thật lịch sử về chuỗi đảo Sekaku đã cho chúng ta biết đều trái với tuyên bố của Trung Quốc. Họ cho biết đã từng kiểm soát đảo Điếu Ngư nhưng trên thực tế đã không có thật. Họ cho rằng đảo này là cột mốc cho các đoàn triều cống đã từng đến thời ấy, nhất là vương quốc đảo Ryukyu ở Naha. Năm 1879, Nhật Bản dập tắt các vương quốc cổ đại. Naha bây giờ là thị trấn chính trên đảo Okinawa. Một số người Trung Quốc theo chủ nghĩa dân tộc nói rằng họ không những đòi lại quần đảo Senkaku, mà cả Okinawa nữa. 
 
Trong cuối những năm 70 thế kỷ trước, Trung Quốc và Nhật Bản đã đồng ý tạm dừng tranh chấp trên các hòn đảo này. Nhưng thái độ của Trung Quốc trở nên quyết liệt hơn từ tháng 9 năm 2012, khi Chính phủ Nhật mua lại 1 trong 3 hòn đảo từ sở hữu tư nhân để ngăn chặn chúng rơi vào người khác. Thế nhưng, Trung Quốc cho là việc làm mang tính khiêu khích nên đưa tàu chiến và máy bay thách thức quyền kiểm soát trên đảo. Vào ngày 23/11/2013, Trung Quốc tuyên bố đây là "vùng nhận dạng phòng không" (ADIZ: Air Defense Indentification Zone) của mình trong đó bao gồm các quần đảo đang tranh chấp để thay đổi hiện trạng đã từng có. 
 
Những hành động quân sự của Trung Quốc nhằm đạt mục tiêu quyền lợi về dầu mỏ khí đốt nhưng được thể hiện bằng danh dự quốc gia. Mong muốn của họ là lấy lại vị trí trung tâm trong khu vực Đông Á mà hình ảnh ấy đã từng xảy ra trong cổ sử. Tranh chấp này là một phần nhỏ trong cơn khát tài nguyên biển của Trung Quốc đã gây nên sự căng thẳng được gọi là “nguy hiểm tiềm ẩn” đe dọa an ninh khu vực.
 
Trần Đại dịch