Trang phục là một trong những yếu tố thể hiện đặc trưng văn hóa của một tộc người, nhiều khi là văn hóa của một đất nước. Bởi ngoài chức năng bảo vệ cơ thể, nó còn phản ánh tâm lý, quan niệm thẩm mỹ, yếu tố địa lý tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế cũng như sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc.
Trang phục là một trong những yếu tố thể hiện đặc trưng văn hóa của một tộc người, nhiều khi là văn hóa của một đất nước. Bởi ngoài chức năng bảo vệ cơ thể, nó còn phản ánh tâm lý, quan niệm thẩm mỹ, yếu tố địa lý tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế cũng như sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc. Trang phục của mỗi dân tộc đều có một quá trình phát triển xuất phát từ đặc điểm lịch sử, địa lý, phong tục tập quán và gắn bó mật thiết với sự vận hành của đời sống tộc người. Hầu hết các dân tộc, trang phục chủ yếu là sự sáng tạo văn hóa của phụ nữ. Từ việc tìm kiếm, trồng trọt để tạo nguồn nguyên liệu, đến xe sợi, nhuộm màu, dệt vải, cắt may, thêu thùa hầu như là do phụ nữ đảm nhiệm theo chức năng “thiên tính” của mình. Có thể nói, trang phục chính là cống hiến của trí tuệ và đôi tay khéo léo của phụ nữ.
Sống giữa núi rừng, thiên nhiên hùng vĩ của Tây Nguyên Việt Nam, các mẹ, các chị đồng bào dân tộc bản địa nơi đây cũng đã tạo cho dân tộc mình những bộ trang phục hết sức độc đáo, mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc và vùng miền.
Với việc sử dụng hai gam màu chủ đạo: đỏ, đen (các dân tộc Bắc Tây Nguyên) và xanh đậm, trắng (các dân tộc Nam Tây Nguyên) kết hợp với dệt, thêu các loại hoa văn mang các hình tượng gần gũi với thiên nhiên được thể hiện một cách khéo léo, sinh động, chị em phụ nữ Tây Nguyên đã tạo nên những bộ trang phục thật ấn tượng cho dân tộc mình.
Nhân dịp Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 năm nay, chúng tôi xin giới thiệu tới độc giả một số bộ trang phục phụ nữ trong sưu tập bộ trang phục phụ nữ Tây Nguyên hiện đang được lưu giữ và trưng bày trong các bảo tàng thuộc 5 tỉnh Tây Nguyên.
|
Trang phục của phụ nữ Mạ (Lâm Đồng) |
|
Trang phục của phụ nữ Ê Đê (Đắc Lắc) |
|
Trang phục của phụ nữ Ba Na (Gia Lai) |
ĐOÀN BÍCH NGỌ