Thay thế trạm BTS di động bằng... con người?

08:11, 02/11/2010

Nền tảng của các mạng di động hiện nay là các trạm BTS (Base Transceiver Station), điểm hạn chế của các trạm BTS là để hoạt động cần phải có truyền dẫn (quang, luồng, viba hoặc qua vệ tinh) kèm theo là những thiết bị đắt tiền, nhà trạm, nguồn điện...

Nền tảng của các mạng di động hiện nay là các trạm BTS (Base Transceiver Station), điểm hạn chế của các trạm BTS là để hoạt động cần phải có truyền dẫn (quang, luồng, viba hoặc qua vệ tinh) kèm theo là những thiết bị đắt tiền, nhà trạm, nguồn điện...

Các thiết bị không dây được nối với nhau thông qua con người?
Các thiết bị không dây được nối với nhau thông qua con người?
Các kỹ sư của Viện Công Nghệ Điện Tử, Truyền Thông và Công Nghệ Thông Tin thuộc đại học Queen Belfast (ECIT) đang nghiên cứu sử dụng chính con người chúng ta thay thế cho các trạm BTS.

Trong tương lai, nhờ các cảm biến cực nhỏ mà con người mang theo, các loại thiết bị như là Điện thoại thông minh thế hệ kế tiếp có thể kết nối với nhau để tạo thành Mạng Người-Liên kết-Người (BBNs) hứa hẹn đầy tiềm năng.

Ý tưởng này đang được các kỹ sư của Viện Công Nghệ Điện Tử, Truyền Thông và Công Nghệ Thông Tin thuộc đại học Queen Belfast dần biến thành hiện thực.
Băng Thông Cực Cao

Các nhà nghiên cứu cho biết các cảm biến có thể tạo ra băng thông cho mạng di động Internet cực cao đồng thời giảm thiểu mật độ của các trạm BTS.

Nếu điều này trở thành hiện thực, trong tương lai, con người sẽ trở thành "xương sống" của mạng di động Internet thế hệ mới bằng cách mang theo các cảm biến trong những bộ quần áo. Các kỹ sư của ECIT đang có những bước tiến xa hơn dựa trên sự phát triển nhanh chóng của môn khoa học kết nối thông tin nhờ vào con người.

Nghiên cứu này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy một cách đáng kể dịch vụ trò chơi trên di động và chăm sóc sức khỏe từ xa. Nghiên cứu này cũng có thể giúp kiểm tra kết quả chính xác hơn trong các môn điền kinh và huấn luyện các chiến thuật tức thời trong các đội tuyển thể thao.
Giá trị thương mại

Sự tương tác giữa các cảm biến mới sẽ bảo đảm cho việc truyền dữ liệu đồng thời mang lại cảm giác "bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu" cho các mạng di động.

Tiến sỹ Simon Cotton, thuộc nhóm nghiên cứu kết nối không dây viện ECIT, cho biết khối lượng đáng kể của nghiên cứu đã được thử nghiệm bằng cách cấy các ăng ten và các hệ thống được thiết kế để chia sẻ thông tin vào da của cơ thể con người.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn phải giải quyết bài toán làm sao để thông tin truyền đi một cách hiệu quả ở những vùng không dân cư.

"Nếu ý tưởng này thành hiện thực, BBNs sẽ giúp làm giảm các mối lo ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng với các mạng di động hiện thời và thân thiện với môi trường hơn nhờ mức tiêu thụ năng lượng ít ỏi của các cảm biến". Tiến sỹ Cotton phát biểu, "Thành công trong lĩnh vực này không chỉ mang tới nhiều lợi ích cho xã hội, mà còn mang tới nhiều giá trị thương mại đáng kể cho các nhà đầu tư". Cho dù thị trường dành cho các loại quần áo có gắn cảm biến không dây vẫn ở trong giai đoạn trứng nước, nhưng thị trường này hứa hẹn sẽ tăng trường hơn 400 triệu thiết bị hàng năm trước năm 2014.

( Theo TTCN/PCWORLD)