"Dế" có thể gây hành vi bất thường ở trẻ

10:12, 08/12/2010

Những nghiên cứu về ảnh hưởng của điện thoại đối với sức khỏe con người cho thấy, khi phụ nữ mang thai sử dụng điện thoại di động (ĐTDĐ) thường xuyên, thì con họ có nhiều khả năng gặp phải các vấn đề về hành vi hơn bình thường.

 
Những nghiên cứu về ảnh hưởng của điện thoại đối với sức khỏe con người cho thấy, khi phụ nữ mang thai sử dụng điện thoại di động (ĐTDĐ) thường xuyên, thì con họ có nhiều khả năng gặp phải các vấn đề về hành vi hơn bình thường.


Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này chắc chắn sẽ tạo ra một cuộc tranh cãi mới về sự an toàn của ĐTDĐ cũng như việc không chứng minh được liệu sử dụng ĐTDĐ có gây ra các vấn đề về hành vi hay không.

Nhưng các nhà nghiên cứu lại cho rằng, những phát hiện trên của họ là có giá trị. Tiến sĩ Leeka Kheifets, trưởng nhóm nghiên cứu này cho biết: “Thật khó để hiểu được việc tiếp xúc với di động có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng cần phải theo đuổi”.

Kheifets và nhóm của cô đã xem xét dữ liệu từ 28.000 trẻ 7 tuổi và mẹ của chúng, những người này đã tham gia vào cuộc nghiên cứu lớn ở Đan Mạch (nghiên cứu đã theo dõi 100.000 phụ nữ mang thai giữa năm 1996 và 2002).

Theo đó, các bà mẹ của khoảng 3% đứa trẻ cho biết, con em họ đạt ngưỡng các vấn đề hành vi cư xử và 3% cho thấy có hành vi bất thường như về việc tuân theo hay vấn đề về tình cảm.

Bọn trẻ của những bà mẹ sử dụng ĐTDĐ khi đang mang thai và chúng cũng sử dụng điện thoại, thì 50% nhiều khả năng sẽ gặp các vấn đề về hành vi. Kết quả nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí dịch tễ và y tế cộng đồng (Journal of Epidemiology and Community Health).

Trong khi đó, những trẻ không sử dụng ĐTDĐ nhưng phụ huynh của chúng lại dùng thì 40% nhiều khả năng sẽ gặp vấn đề về hành vi. Bọn trẻ sẽ ít có khả năng mặc chứng bệnh động kinh hay chậm phát triển.

Hiện nay có khoảng 5 tỷ ĐTDĐ được sử dụng trên toàn cầu. Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Hiệp hội Ung thư Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ đã phát hiện rằng, chưa có bằng chứng nào cho thấy sử dụng ĐTDĐ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Những nghiên cứu không thuyết phục

Hồi tháng 5 năm ngoái, các chuyên gia đã nghiên cứu 13.000 người dùng ĐTDĐ trong 10 năm với hy vọng tìm hiểu xem chúng có gây u não cho người sử dụng hay không nhưng không có câu trả lời rõ ràng. Trong khi đó, hồi tháng 4 vừa rồi, những nhà nghiên cứu quốc tế cũng đã thực hiện một cuộc nghiên cứu lớn nhất cho tới thời điểm này về ĐTDĐ và sức khỏe người dùng.

Kheifets đã cố gắng để giải thích cho các nguyên nhân khác có thể xảy ra, chẳng hạn như liệu phụ nữ sử dụng ĐTDĐ có khác với những phụ nữ không sử dụng ĐTDĐ, đặc biệt trong thời gian mang thai vì trước kia ĐTDĐ được sử dụng ít phổ biến hơn ngày nay.

“Chúng tôi xem xét địa vị xã hội, giới tính của trẻ, lịch sử về các vấn đề hành vi của các bà mẹ, độ tuổi của người mẹ và sự căng thẳng trong suốt quá trình mang thai cũng như đứa trẻ có được bú sữa hay không”, cô cho biết. “ Chúng tôi đã cố gắng để lí giải sự liên quan giữa điện thoại và các hành vi bất thường của trẻ cho dù nhiều chuyên gia nghi ngờ về kết quả này”.

Theo David Spiegelhalter, một giáo sư thống kê sinh học tại Đại học Cambridge (Anh): “Tôi nghi ngờ về các kết quả này kể cả khi chúng được công bố công khai”

Còn các chuyên gia ở Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ không có bình luận gì về kết quả nghiên cứu này. Trong khi đó, John Walls thuộc nhóm công nghiệp ĐTDĐ CTIA nhấn mạnh rằng, chưa có nghiên cứu nào chứng minh được mối liên hệ giữa nguy cơ về sức khỏe với ĐTDĐ.
 
(Theo Vnmedia)