Ngày 20/1, Google đã gây bất ngờ cho toàn thế giới với tin Larry Page, một trong hai nhà sáng lập, chính thức trở thành CEO thay thế Eric Schmidt, vị trí ông đảm nhiệm từ tháng 8/2001.
10 năm dưới vai trò chèo lái của Schmidt, Google đã có bước tiến vượt bậc. Đặc biệt là sự kiện bán cổ phiếu ra công chúng vào tháng 4/2004 đã làm điên đảo các nhà đầu tư thèm khát công ty cung cấp dịch vụ tìm kiếm trực tuyến hàng đầu này. Theo công bố mới nhất doanh thu của Google năm 2010 đạt 8,44 tỷ USD cao hơn 26% so với năm 2009. Lợi nhuận của quý 4 -2010 đạt 2,54 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái đạt 1,97 tỷ USD. Nhưng con số vượt mức kỳ vòng của các nhà đầu tư phố Wall. Vậy tại sao lại có sự chuyển đổi nhân sự cao cấp này?
Tinh giản cơ cấu lãnh đạo
Theo bức thư của Schmidt đăng trên Blog của Google nói “Google đã phát triển quá nhanh, việc quản lý kinh doanh trở nên vô cùng phức tạp. Chúng tôi đã thống nhất tinh giản cơ cấu lãnh đạo để việc ra quyết định nhất quán và nhanh hơn”.
Schmidt sẽ chuyển sang đảm nhận phụ trách các hoạt động giao dịch và quan hệ ngoại giao với chính phủ. Trong khi đó, Sergey Brin sẽ tập trung vào hoạt động chiến lược sản phẩm.
Hội chứng Apple’s.
Ngay sau khi có quyết định của Schmidt, giá trị cổ phiếu của Google trên phố Wall lập tức tăng 2%. Tất cả những con số của Google đều cho thấy Schmidt làm rất tốt nhiệm vụ của mình vậy tại sao các nhà đầu tư lại kỳ vọng Larry Page quay lại vị trị CEO nhiều đến như vậy. Đó chính là hội chứng Apple’s.
Khi Steve Jobs quay lại nắm quyền lãnh đạo Apple năm 1997 từ Gil Amelio bị sa thải vì doanh thu của hãng kém cỏi. Apple lúc đó gần như mất bóng trong làng công nghệ. 13 năm dưới bàn tay của Steve, Apple đã trở thành một thế lực thực sự trong làng công nghệ và viễn thông với các sản phẩm đình đám mang thương hiệu iX(iPad,iPhone, iTurn, iPod…) và chiến lược marketing hoàn hảo. Giá trị của Steve tại Apple còn được khẳng định hơn nữa khi ngày 18/1 khi có tin Steve phải nghỉ ở Apple để điều trị căn bệnh tim, cổ phiếu của Apple tại thị trường chứng khoán Frankfurt 6,2% còn 244,05 euro/cổ phiếu (tương đương 326,41 đô la Mỹ/cổ phiếu).
Larry Page, giống như Steve Jobs, là những người đồng sáng lập công ty của mình. Trước khi nhường vị trí CEO cho Schmidt vào năm 2001, Larry Page chính là CEO của Google. Và nhà đầu tư hi vọng vào sự trở lại của Page sẽ giống như Steve, sáng tạo và đưa ra nhiều sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn cũng như các chiến lược kinh doanh trên những dòng sản phẩm khác như YouTube, Android,…
Larry Page đã sẵn sàng!
Khi trả lời 1 trong 225.000 bình luận trên trang cá nhân Twitter lý do ra đi của ông, Schmidt trả lời “Larry đã sẵn sàng”.
Không phải nhận định của một người từng làm CEO của tập đoàn Novell trước khi có 10 năm làm CEO tại Google cùng với Larry Page và Sergey Brin là không có cơ sở.
Larry sinh ngày 26/3/1973 tại Michigan, Mỹ. Có thể nói gia đình Larry thuộc thế hệ nhà nòi về khoa học máy tính. Bố là giáo sư chuyên ngành khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo tại Đại học Tiểu bang Michigan. Mẹ là Gloria Page, một trong những cử nhân đầu tiên thuộc ngành khoa học máy tính tốt nghiệp tại Đại học Tiểu bang Michigan. Ngoài ra, Page còn có một người anh là Carl Victor Page, Jr., đồng sáng lập ra eGroups, sau này được bán lại cho Yahoo! với giá cỡ nửa tỉ đô.
Cùng với Sergey Brin, năm 1998, Larry Page đã cho ra đời cỗ máy tìm kiếm Google dựa trên công trình nghiên cứu của họ tại trường đại học danh tiếng Standford.
Và năm 2010, theo danh sách của Forbes Larry Page xếp thứ 24 trong số những người giàu nhất thế giới với tài sản lên tới 17,5 tỷ USD.
Năm 2007 Larry Page được tạp chí danh tiếng PC World bầu chọn là 1 trong 50 người quan trọng nhất của thế giới web, ông còn được World Economic Forum vinh danh là nhà lãnh đạo toàn cầu tương lai.
Cạnh tranh dịch vụ trực tuyến
Goolgle sẽ như thế nào, chỉ có thời gian mới có câu trả lời chính xác! Nhưng sự kiện Google thay tướng cũng cho thấy sự cạnh tranh toàn cầu về những dịch vụ trực tuyến. Yahoo đang lấy lại ổn định, đặt mục tiêu chiếm 24% thị phần năm 2013, Microsoft cũng đang có những chiến lược mới với Bing, còn Facebook thì đang được ví như là một thế hệ kế tiếp Google, bên cạnh Twitter, MySpace hay Groupons…