(LĐ online) - Sở Khoa học Công nghệ Lâm Đồng vừa nghiệm thu 2 đề tài khao học về lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn mới có giá trị thực tiễn
Qua 2 năm thực hiện đề tài, TS. Trương La nhận thấy: Khi áp dụng đồng bộ giải pháp khoa học công nghệ vào sản xuất chăn nuôi bò, các mô hình đạt được hiệu quả cao: tỉ lệ mang thai và đẻ của các nhóm bò lai đạt lần lượt là 90 và 100% thành công; bê lai đẻ ra hoàn toàn khỏe mạnh; trọng lượng của bò các nhóm lai qua các thời điểm cao hơn bò Laisind; năng suất và thành phần các giống cỏ chăn nuôi đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của bò; sản lượng và chất lượng sữa của đàn bò khi cho ăn thức ăn bổ sung và vắt sữa bằng máy tăng lên đáng kể, hàm lượng mỡ sữa đạt 4,18%, cao hơn hẳn đối chứng (3,58%); các chỉ tiêu vi sinh vật sữa đạt mức cho phép. Khi áp dụng thực tế sẽ đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi bò tại Đức Trọng theo hướng bền vững (năng suất, chất lượng cao, an toàn dịch bệnh), góp phần thực hiện mục tiêu là đưa chăn nuôi trở thành một ngành sản xuất chính trong nông nghiệp.
Đề tài của ThS. Nguyễn Thị Châu Long thực hiện tại xã Lộc Tân (Bảo Lâm) cho thấy: Nhận thức của người dân về xây dựng nông thôn mới được cải thiện rõ rệt. Người dân đã bước đầu chủ động học hỏi, tiếp cận khoa học kỹ thuật để phát triển kinh tế gia đình; chủ động cùng cộng đồng xây dựng thôn - buôn văn minh, sạch đẹp. Việc xây dựng nông thôn mới giúp người dân Lộc Tân có năng lực tham gia việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; xây dựng mô hình mẫu về phát triển nông thôn mới dựa vào cộng đồng tại một xã vùng đồng bào dân tộc bản địa...