Đại gia công nghệ và những trò hèn

01:05, 15/05/2011

Trong cuộc cạnh tranh giành thị phần của lĩnh vực công nghệ, đã có rất nhiều chiêu thức được các tên tuổi lớn áp dụng. Sẽ không có gì đang nói nếu như những đại gia công nghệ lại bị coi là “hèn” khi cạnh tranh bằng tiểu xảo bôi xấu đối thủ...

 
Trong cuộc cạnh tranh giành thị phần của lĩnh vực công nghệ, đã có rất nhiều chiêu thức được các tên tuổi lớn áp dụng. Đó là điều hoàn toàn bình thường. Và sẽ không có gì đang nói nếu như những đại gia công nghệ lại bị coi là “hèn” khi cạnh tranh đối thủ bằng nhưng mánh bôi xấu đối thủ. Tuần qua, vụ việc của Facebook đã thực sự khiến cả thế giới công nghệ phải ngỡ ngàng…


“Tội đồ” Facebook

Chưa kịp hết tiếng xấu vì “tình cờ” mở cửa cho các nhà quảng cáo truy cập hồ sơ, hình ảnh, chat và dữ liệu cá nhân khác của người dùng trên mạng xã hội, trong tuần qua, Facebook lại dính vào một vụ tai tiếng khác mà chắc hẳn sẽ ảnh hưởng ít nhiều tên tuổi mạng xã hội lớn nhất thế giới này.

Ngay đầu tuần vừa rồi, hãng bảo mật Symantec đã khám phá ra rằng, các ứng dụng cụ thể của Facebook đã để lộ cho các bên thứ ba xem truy cập được vào hồ sơ, tin nhắn,… của người dùng. Các ứng dụng của Facebook là các chương trình phần mềm trên nền web được tích hợp trên nền tảng mạng xã hội trực tuyến này. Symantec cho biết, 20 triệu ứng dụng Facebook như các trò chơi được cài đặt mỗi ngày.

Facebook đã xác nhận sự cố này và đã cập nhật hệ thống để khắc phục. Tuy nhiên, điều này chỉ ngăn chặn khả năng mã truy cập tiếp tục rò rỉ, nhưng tất cả mật khẩu từng bị lộ trước đây vẫn tồn tại và kẻ xấu có thể lợi dụng bất kỳ lúc nào. Trong thời gian qua, Facebook luôn là công cụ để giới tin tặc lợi dụng để phát tán thư rác, mã độc và đánh cắp thông tin cá nhân. Nhà sáng lập Wikileaks đã gọi Facebook là “cỗ máy gián điệp kinh khủng nhất”.

Chưa kịp hết tiếng xấu vì “tình cờ” mở cửa cho các nhà quảng cáo truy cập hồ sơ, hình ảnh, chat và dữ liệu cá nhân khác của người dùng, đại diện Facebook trong tuần vừa rồi đã phải thừa nhận đã thuê hãng truyền thông hàng đầu nước Mỹ, Burson-Marsteller thực hiện một chiến dịch chơi xấu Google, cáo buộc “người khổng lồ" trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến vi phạm quyền riêng tư của người dùng.

Theo báo chí Mỹ, mặc dù các hãng công nghệ vẫn kiện cáo qua lại để hạ uy tín đối phương, nhưng đây là lần đầu tiên một công ty PR được thuê để tác động đến các blogger có tầm ảnh hưởng lớn và viết bài bôi xấu đối thủ.

Giải thích về việc thuê Burson-Marsteller, theo một đại diện Facebook nói trên tờ The Daily Beast, hãng cho rằng Google đang phát triển mạng xã hội sẽ khiến người ta lo ngại về sự riêng tư trên mạng. Hơn nữa, Facebook không hài lòng việc Google sử dụng dữ liệu của Facebook để phát triển Social Circle. Nhiều phân tích đã cho rằng, lý do để Facebook tìm cách bôi xấu đối thủ là bởi lo ngại trước thông tin nói rằng, Google đang quyết tâm phát triển mạng xã hội dù rằng đến nay tham vọng của Google vẫn chưa thực hiện được.

“Gà nhà” cắn nhau

Nếu như câu chuyện bôi xấu của hai hãng công nghệ thế giới Facebook và Google dù sao cũng là đối thủ chả “họ hàng thân thích gì” nên có chơi xấu cũng là điều không lấy gì quá lạ lùng thì vụ việc hai thương hiệu viễn thông lớn nhất Trung Quốc đưa nhau ra toà ở Châu Âu lại thực sự khiến giới công nghệ không khỏi ngỡ ngàng.

Đầu tuần vừa qua, cuộc chiến giữa Huawei Technologies và ZTE đã thực sự bùng nổ. Huawei và ZTE đã châm ngòi cho cuộc chiến pháp lý tại Châu Âu về vấn đề bằng sáng chế điện thoại di động. Đây được coi là cuộc xung đột công khai hiếm hoi giữa tên tuổi lớn tại quốc gia này. Đây được đánh giá là vụ việc hy hữu đầu tiên giữa hai công ty lớn của Trung Quốc. Trước giờ, nếu có xung đột về lợi ích, họ thường tìm hòa giải những tranh chấp đó thay vì kiện tụng.

Thế nhưng, từ nay đã khác. David Wolf, một chuyên gia tư vấn tiếp thị công nghệ ở Bắc Kinh đã nhận định, “Trung Quốc có những “con rồng” quốc gia nhưng giờ họ đang cố gắng giết lẫn nhau”. Huawei và ZTE đã châm ngòi cho cuộc chiến pháp lý tại Châu Âu về vấn đề bằng sáng chế điện thoại di động. Đây được coi là cuộc xung đột công khai hiếm hoi giữa tên tuổi lớn tại quốc gia này.

Trung tâm của cuộc tranh cãi này là xoay quanh công nghệ di động thế hệ thứ 4. Các công ty đang phát triển công nghệ này cho biết sẽ cung cấp mạng không dây, các kết nối ổn định hơn và những cải tiến khác. Công nghệ này đang được sử dụng hạn chế ở Mỹ và đang được thử nghiệm ở các quốc gia khác.

Huawei và ZTE là hai nhà chế tạo thiết bị mạng, phần cốt lõi của các hệ thống điện thoại. Họ có doanh thu lên đến hàng tỷ USD mỗi năm ở Trung Quốc, Châu Phi và Mỹ Latinh. Cả hai đều tự nhận thấy họ như những người dẫn đầu tiềm năng về 4G tiềm năng toàn cầu. Điều này phù hợp với hy vọng của đường lối của Trung Quốc về việc chuyển biến quốc gia từ“nhà máy giá rẻ” thành “người sáng tạo” công nghệ sinh lời.

Hãng viễn thông Huawei đã công bố tuần trước rằng, hãng đã kiện ZTE ở Pháp, Đức và Hungary vì vi phạm bằng sáng chế về thẻ dữ liệu và sử dụng không đúng cách nhãn hiệu do Huawei đăng ký trên một số sản phẩm của họ. ZTE đã bác bỏ khẳng định đó và cho biết, hãng sẽ yêu cầu tòa án Pháp và các nhà quản lý ở Trung Quốc hủy bỏ hiệu lực bằng sáng chế của Huawei.

Lời kết

Thế mới biết, vì lợi nhuận, vì miếng bánh thị phần, nhiều khi ngay cả những đại gia công nghệ có tiếng trên thị trường như Facebook hay hai tên tuổi viễn thông của một quốc gia có tiếng luôn bảo vệ, hỗ trợ nhau như Trung Quốc cũng sẵn sàng lao vào cuộc chiến không khoan nhượng.

Trong những tranh chấp như thế này, dù phần thắng có thuộc về bên nào đi chăng nữa thì họ vẫn bị mất nhiều thứ khác. Chẳng hạn như sự hao hụt trong niềm tin của người dùng về thương hiệu trước nay vốn luôn được công nhận là đại gia lớn trên thị trường.

Và biết đâu, không chỉ chơi xấu đối thủ, một ngày nào đó, việc đại gia công nghệ sẽ tính chuyện chơi xấu chính khách hàng, người dùng của mình. Nếu không có đạo đức trong kinh doanh, điều này có thể xảy ra lắm chứ.
 
(Theo Vnmedia)