Máy tính bảng Surface không phải là nỗ lực đầu tiên của Microsoft trong lĩnh vực phần cứng. Trước đó hãng phần mềm này cũng đạt được một số thành công và gặp không ít thất bại trong mảng kinh doanh này.
Máy tính bảng Surface không phải là nỗ lực đầu tiên của Microsoft trong lĩnh vực phần cứng. Trước đó hãng phần mềm này cũng đạt được một số thành công và gặp không ít thất bại trong mảng kinh doanh này.
Thành công:thiết bị cảm ứng chuyển động Kinect (2010) |
Thiết bị cảm ứng chuyển động dùng cho máy chơi game Xbox 360 cho phép người dùng điều khiển và tương tác với game mà không dùng đến bộ điều khiển. Tuy nhiên, khả năng ứng dụng thực tế của thiết bị đã vượt khỏi phạm vi trò chơi. Người dùng có thể sử dụng Kinect để tìm chìa khóa hay điện thoại thất lạc, nơi đậu xe.
Thành công: Máy chơi game Xbox 360 (2005)
Xbox 360 là máy chơi game bán chạy nhất trên thế giới vào năm 2012. Sự thành công của nó có phần đóng góp của thương hiệu game độc quyền Halo, thiết bị cảm ứng chuyển động Kinect, và khả năng truy cập vào dịch vụ đa phương tiện.
Thành công: bàn phím Microsoft Natural Ergonomic 4000 (2005)
Microsoft đã đạt được thành công rực rỡ với bàn phím có thiết kế vô cùng thoải mái này, được giới thiệu vào năm 2005. Kiểu thiết kế các phím trung tâm to, hai bên dãy phím lõm, cách bố trí các phím tạo cảm giác thoải mái cho người dùng, giảm các chuyển động lặp lại. Bàn phím cũng gồm các phím chức năng chuyên biệt như khởi chạy ứng dụng, phóng to thu nhỏ…
Thành công: cần gạtMicrosoft SideWinder (1999)
Quay trở lại năm 1999, cần gạt Microsoft SideWinder đã giúp tạo ra những trải nghiệm game thú vị với giá hợp lý. SideWinder được phát hành nhằm cạnh tranh với những loại cần gạt đắt tiền của Saitek, Thrustmaster và Logitech.
Thất bại: Kin Phone (2010)
Kin Phone được đánh giá là một trong những sản phẩm có kiểu thiết kế tồi nhất mọi thời đại. Microsoft Kin one và Kin Two mạnh hơn so với các điện thoại thông thường nhưng không thể sánh với các điện thoại thông minh. Tuy nhiên, Kin Phone lại có giá ngang ngửa các mẫu điện thoại thông minh có trên thị trường thời điểm đó. Sau 2 tháng ra mắt, với kết quả kinh doanh quá thấp, Microsoft quyết định khai tử Kin Phone.
Thất bại: Windows Slate With Windows 7 (2010)
HP, Fujitsu, Dell, Motion, Samsung, ViewSonic đã không thành công khi phát hành máy tính bảng chạy Windows 7. Howard Locker, Giám đốc công nghệ Lenovo, cho biết Windows 7 được xây dựng trên mô hình tương tự năm 1985, giao diện hệ điều hành này chỉ phù hợp với việc sử dụng chuột và bàn phím. Lenovo đã hủy bỏ kế hoạch phát triển tablet Windows 7 năm 2010.
Thất bại: Tablet PC (2002); UMPC (2006)
Máy tính bảng được xem là lĩnh vực khá xa vời đối với Microsoft. Vào năm 2002, công ty này đã công bố máy tính bảng Tablet PC (hình) cho phép người dùng viết, vẽ với cây bút số. Năm 2006, hãng công bố mẫu máy tính cá nhân siêu di động (UMPC). Tuy nhiên cả hai mẫu sản phẩm này không để lại nhiều dấu ấn trên thị trường.
Thất bại: máy nghe nhạc Zune (2006)
Microsoft đã trình làng máy nghe nhạc Zune và Marketplace nhằm cạnh tranh với iPod và iTunes của Apple. Tuy nhiên, vài tháng sau đó, Apple tung ra iPhone, iPod trang bị màn ảnh rộng có khả năng gọi điện và lướt web.
Mặc dù máy nghe nhạc Zune và người tiền nhiệm ( Zune HD) được các chuyên gia đánh giá cao, nhưng vào năm 2011 Microsoft vẫn quyết định kết liễu Zune để tập trung phát triển Windows Phone.
Thất bại: đồng hồ MSN Direct(2003)
Bill Gates đã ra mắt những đồng hồ này tại Triển lãm điện tử tiêu dùng. Mẫu đồng hồ do Tissot, Suunto và Fossil chế tạo, chúng có khả năng hiển thị thông tin như tin tức, giá cổ phiếu, thời tiết, trình trạng giao thông.
Tuy nhiên, do thiết kế cồng kềnh, không như đồng hồ đeo tay truyền thống, và các thông tin hiển thị mà người dùng có thể dễ dàng tìm thấy bằng các thiết bị khác, nên vào năm 2009 Microsoft thông báo ngừng bán mẫu đồng hồ này và các dịch vụ cung cấp thông tin.
Thất bại: WebTV
Giữa những năm 1990, WebTV đưa Internet đến TV người dùng thông qua các hộp giải mã, bộ điều khiển từ xa và bàn phím. Sản phẩm này được đánh giá là đi trước thời đại. Năm 1997, Microsoft mua WebTV, sau đó đổi tên dịch vụ thành MSN TV, nhưng không thu hút được khách hàng. Hãng không còn bán thiết bị nữa nhưng vẫn duy trì hỗ trợ các khách hàng thuê bao dịch vụ.
(Theo vnmedia)