Đông trùng hạ thảo ở đất B’lao

03:10, 07/10/2012

Có thể vẫn còn nhiều người hoài nghi về chất lượng của loại nấm đông trùng hạ thảo do tiến sỹ Tuấn làm ra, nhưng có một điều phải công nhận, đó là việc ông nuôi trồng thành công chúng đầu tiên tại Việt Nam đã đánh dấu cho việc ra đời sản phẩm nấm đông trùng hạ thảo made in Việt Nam chính hiệu.

Có thể vẫn còn nhiều người hoài nghi về chất lượng của loại nấm đông trùng hạ thảo do tiến sỹ Tuấn làm ra, nhưng có một điều phải công nhận, đó là việc ông nuôi trồng thành công chúng đầu tiên tại Việt Nam đã đánh dấu cho việc ra đời sản phẩm nấm đông trùng hạ thảo made in Việt Nam chính hiệu.
 

Sản phẩm đông trùng hạ thảo do tiến sỹ Tuấn phốo hợp cùng công ty dươc sản xuất chế biến.
Sản phẩm đông trùng hạ thảo do tiến sỹ Tuấn phối hợp cùng công ty dươc sản xuất chế biến với hy vọng sẽ bán rộng rãi tới người dân.

Đông trùng hạ thảo là gì?

Theo tài liệu về y dược thì đông trùng hạ thảo có tên khoa học là Cordiceps sinensis, thuộc nhóm Ascomycetes, là loại nấm thường ký sinh trên sâu Hepialus fabricius. Vào mùa đông, sâu nằm ở dưới đất, nấm phát triển và hút chất bổ của toàn thân sâu làm sâu chết. Đến mùa hạ, nấm mọc chồi khỏi mặt đất, hình dạng giống ngón tay, dài khoảng 4 - 11cm nhưng gốc vẫn dính liền vào đầu sâu.

Đông trùng hạ thảo có nghĩa là mùa đông là côn trùng còn mùa hè là cỏ cây. Vị thuốc này bao gồm cả nấm và sâu được tình cờ tìm thấy ở vùng núi cao trên 4.000m ở Tứ Xuyên, Trung Quốc. Đây là loại nấm quý ngày xưa chỉ dùng cho bậc vua chúa. Nấm được nhồi vào vịt để làm thức ăn bổ dưỡng, hỗ trợ khả năng tình dục cho cả nam lẫn nữ. Ngoài ra, thuốc còn dược dùng trị lao, ho, thiếu máu, đau lưng, đau gối cũng như giúp tăng sức khỏe trong thời gian dưỡng bệnh, làm chậm quá trình lão hóa...

Ngày nay, người ta trồng vị thuốc này với chất nền là gạo với khoảng 10 nguồn cordiceps được nuôi cấy và từ đó việc sử dụng loại nấm này trở nên rộng rãi hơn với với nhiều dạng sản phẩm: bột khô, thuốc nước hoặc ly trích trong rượu và lên men sợi nấm. Trong thực phẩm dinh dưỡng, nấm được dùng chung với thịt gà, vịt có tác dụng cai nghiện ma túy, dưỡng bệnh, thiếu máu, bất lực...

Đông trùng hạ thảo tằm dâu made in Việt Nam

Năm 2006, sau 2 năm tham gia nghiên cứu về ngành bệnh lý côn trùng ở Hàn Quốc trở về, tiến sỹ Nguyễn Mậu Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng đã nghiên cứu và sản xuất thành công loại nấm quý này. Điều đặc biệt là lúc đó chưa có cơ sở nào ở Việt Nam sản xuất được và người Việt muốn sử dụng loại nấm này phải mua hàng nhập từ Trung Quốc hoặc Hàn Quốc... với giá rất đắt.
 

Tiến sỹ Nguyễn Mậu Tuấn giới thiệu về nhộng trùng thảo ông và nhóm cộng sự vừa nghiên cứu thành công tại đất B'lao
Tiến sỹ Nguyễn Mậu Tuấn giới thiệu về nhộng trùng thảo ông và nhóm cộng sự vừa nghiên cứu thành công tại đất B'lao

Ông Tuấn cho biết: “Lần đi học tại Hàn Quốc, tôi được may mắn cùng tham gia nghiên cứu về đông trùng hạ thảo cùng các chuyên gia hàng đầu của nước này. Ở Hàn Quốc, sản phẩm đông trùng hạ thảo tằm dâu là sản phẩm rất phổ biến và được ưu chuộng. Sau khi trở về Bảo Lộc, tôi nhận thấy tại "thủ phủ" của ngành sản xuất dâu tằm phía Nam này, có nhiệt độ trung bình 23-25 độ C, rất thuận lợi để sử dụng vật chủ - nhộng và dâu tằm để nuôi cấy sản phẩm nấm đông trùng hạ thảo dâu tằm, Vậy tại sao lại không nghiên cứu nuôi trồng nó ngay tại đây? Và thế là ông đã bắt tay vào nghiên cứu để nuôi trồng loại nấm này ngay khi trở về nơi ông làm việc và gắn bó từ năm 1982.

Ông Tuấn cho biết, sản phẩm thành công ngay sau đợt nuôi cấy đầu tiên vì khí hậu rất phù hợp. Đến nay, tính ra ông đã có gần 6 năm nghiên cứu phát triển hoàn thiệt và cũng đã thành công trong việc tiến hành thực nghiệm nghiên cứu trên chuột tại Viện Pasteur Đà Lạt với kết quả khá tốt. Giờ thì giờ đơn vị của ông đã có thể chủ động sản xuất theo đơn đặt hàng của khách. Đặc biệt hơn, mới đây ông cùng cộng sự cũng đã tiến hành nghiên cứu và sản xuất thành công loại nấm nhộng trùng thảo - loại này có giá trị cao hơn so với đông trùng hạ thảo tằm dâu. Tuy nhiên, hiện nhóm của ông vẫn đang tiếp tục nghiên cứu thêm để hoàn chỉnh loại sản phẩm này để có thể đưa vào sản xuất đại trà.

Hiện tại, tiến sỹ Nguyễn Mậu Tuấn đã phối hợp với Công ty Dược vật tư Y tế Lâm Đồng sản xuất thử nghiệm hai loại viên nhộng và viên nén đông trùng hạ thảo. Nhưng điều băn khoăn lớn nhất hiện nay của ông là làm sao để phổ biến những kiến thức về sản phẩm này đến với người dân và tìm được một đơn vị có uy tín trong kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm đông trùng hạ thảo để đưa ra những khuyến cáo sử dụng tốt nhất, nhằm đưa loại dược liệu này đến gần gũi với đông đảo người dân Việt Nam.

NGUYÊN THI