(LĐ online) - Đấy là những ý kiến bức xúc của nhiều đại biểu đến từ các cơ quan nghiên cứu, đào tạo trong nước thảo luận sôi nổi tại hội thảo tại Đà Lạt chiều ngày 19/12.
(LĐ online) - Đấy là những ý kiến bức xúc của nhiều đại biểu đến từ các cơ quan nghiên cứu, đào tạo trong nước thảo luận sôi nổi tại hội thảo tại Đà Lạt chiều ngày 19/12.
Rất ít cán bộ trẻ thiết tha với ngành Năng lượng nguyên tử |
Phó Cục trưởng Cục Năng lượng nguyên tử Lê Doãn Phác, chủ nhiệm Đề án “Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn xây dựng khung chế chính sách thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và đảm bảo an toàn, an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử”, cho biết hiện có 9 khó khăn, thách thức đối với Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Đó là: Cơ sở hạ tầng còn ở trình độ thấp, không thể nhanh chóng phát triển được; Khuôn khổ pháp lý, hệ thống pháp luật cần thiết chưa đầy đủ; Nguồn nhân lực rất thiếu cả về số lượng, chất lượng trong hầu hết các chuyên nghành cần thiết; Năng lực quản lý của các cơ quan quản lý, của các tổ chức nghiên cứu, phát triển, hỗ trợ kỹ thuật của Việt Nam còn thấp;…
Về mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực khó hoàn thành, như: đến năm 2015, đổi mới, hoàn thiện chương trình, giáo trình giảng dạy, đào tạo theo hướng tiên tiến, hiện đại… Đặc biệt trong vòng 10 năm (đến 2020) đào tạo được 2.400 kỹ sư, 350 thạc sĩ và tiến sĩ các chuyên ngành điện hạt nhân (trong đó 200 kỹ sư, 150 thạc sĩ và tiến sĩ đào tạo tại nước ngoài). Việc lựa chọn 7 cơ sở đào tạo dẫn đến đầu tư mỏng, dàn trải, khó xây dựng được một cơ sở với trang thiết bị hiện đại…
Đối với công tác bảo đảm an toàn trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, ông Phác cũng cho biết hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn một số bất cập như tính độc lập, khách quan giữa các cơ quan quản lý và nghiên cứu, phát triển năng lượng nguyên tử; trách nhiệm quản lý nhà máy điện hạt nhân còn phân cho nhiều bộ, ngành…
Hiện Việt Nam có 2.861 cơ sở X-quang y tế, 22 cơ sở xạ trị và 24 cơ sở y học hạt nhân, tuy nhiên sự quan tâm đến kiểm soát chiếu xạ y tế vẫn còn hạn chế…
Phó Cục trưởng Lê Doãn Phác cũng thẳng thắn nhận xét Đề án “Tăng cường năng lực nghiên cứu - triển khai và hỗ trợ kỹ thuật phục vụ phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử và bảo đảm an toàn an ninh” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 265/QĐ-TTg ngày 5/3/2012 là “đề án không tường minh”. Vì vậy, ông đề xuất một số về khung cơ chế, chính sách từ tổ chức, chỉ đạo hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đến thực hiện của các bộ, ngành; đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, trong đó chất lượng đào tạo, chính sách ưu tiên trước, trong và sau đào tạo;…
Minh Đạo