(LĐ online) - Nhóm nghiên cứu của Viện công nghệ Georgia và Đại học Purdue (Mỹ) do giáo sư Bernard Kippelen thuộc Viện công nghệ Georgia dẫn đầu vừa phát triển thành công một loại pin mặt trời dựa trên các vật liệu có từ thảo mộc.
(LĐ online) - Nhóm nghiên cứu của Viện công nghệ Georgia và Đại học Purdue (Mỹ) do giáo sư Bernard Kippelen thuộc Viện công nghệ Georgia dẫn đầu vừa phát triển thành công một loại pin mặt trời dựa trên các vật liệu có từ thảo mộc. Pin có hiệu suất 2,7% và tái chế dễ dàng, không gây ô nhiễm môi trường như các loại pin đang sử dụng hiện này.
Nhóm nghiên cứu của Viện công nghệ Georgia và Đại học Purdue (Mỹ). Ảnh: Gizmag |
Giáo sư Bernard Kippelen cho biết công nghệ này sẽ được tiếp tục cải tiến để nâng cao hiệu suất cho các loại pin mặt trời được chế tạo từ vật chất hữu cơ. Điều này giải quyết được sự lệ thuộc vào các loại vật chất hóa thạch, vốn gây hao tổn tài nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm môi trường. Các loại pin mặt trời hiện nay thường được tái chế từ thủy tinh và nhựa nhưng pin do nhóm này phát triển lại dùng hoàn toàn tinh thể CNC có nguồn gốc thảo mộc. Nguyên lý của loại pin này là chất CNC có độ trong suốt quang học cho phép ánh sáng chiếu xuyên qua trước khi được hấp thụ bởi một lớp bán dẫn mỏng. Mặc dù hiệu suất 2,7% quá nhỏ để so sánh với con số kỷ lục 20,4% của pin mặt trời do Empa, Thụy Sĩ phát triển nhưng những lợi ích về môi trường của loại pin mặt trời tái chế này rất đáng lưu ý.
Ưu điểm lớn nhất của loại pin này là khi kết thúc vòng đời, chúng sẽ tự phân rã và có thể bón cho cây. Để tái chế loại pin hữu cơ mới ở cuối vòng đời của nó, họ chỉ việc nhúng vào nước ở nhiệt độ thường. Trong vòng vài phút thấm nước, CNC sẽ phân rã và pin mặt trời sẽ nhanh chóng phân tách thành các thành phần chính. Nhóm nghiên cứu cho rằng đây chỉ là bước khởi đầu của công trình nghiên cứu, nhiệm vụ tiếp theo phải nâng cao hiệu suất lưu điện ngang bằng các vật chất phổ biến trong công nghệ chế tạo pin hiện nay.
Tinh thể CNC chiết xuất từ cây cỏ. Ảnh: Gizmag |
MINH TRÍ (tổng hợp)