Các nhà khoa học cho biết loài voi hoạt động phụ thuộc vào chu kỳ của mặt trăng, nhằm tránh sự phát hiện của con người vào những đêm trăng sáng.
Các nhà khoa học cho biết loài voi hoạt động phụ thuộc vào chu kỳ của mặt trăng, nhằm tránh sự phát hiện của con người vào những đêm trăng sáng.
Nghiên cứu do Đại học Anglia Ruskin, Vương quốc Anh thực hiện tại công viên quốc gia Tanzania Mikumi ở Tanzania, nơi có quần thể voi hoang dã lớn nhất châu Phi. Giới khoa học cho biết, loài voi thường chờ đến ban đêm để ăn cây trồng của con người nhưng lại tránh hoạt động mỗi khi trăng sáng.
Voi châu Phi được xem là loài vật trên cạn lớn nhất hành tinh. (Ảnh: Sciencebuzz) |
Khu vực nhóm khoa học chọn nghiên cứu là 5 ngôi làng giáp với công viên. Tại đây dân làng và các chuyên gia đã ghi lại trường hợp voi tấn công cây trồng của người dân. Các cuộc tấn công vào ban đêm của voi được ghi lại với sự khác nhau về tần số và chu kỳ. Trong đó, cuộc tấn công và mức độ thiệt hại giảm đáng kể trong khoảng thời gian trăng tròn. Voi là loài hoạt động cả ngày lẫn đêm, nhưng những vụ tấn công của chúng thường chỉ xảy ra vào ban đêm nhằm tránh các nguy cơ bị phát hiện.
Theo ông Rachel Grant, một giảng viên về hành vi động vật thuộc Đại học Anglia Ruskin thì kết quả trên cho thấy, voi thay đổi hành vi nhằm giảm rủi ro khi gặp phải con người. Với việc thay đổi chu kỳ hoạt động vào những đêm trăng sáng, loài voi ít bị phát hiện bởi con người và giảm rủi ro khi phải đối mặt.
Ông Rachel Grant cho biết thêm, ngoài voi còn có nhiều loài động vật khác hoạt động theo chu kỳ của mặt trăng và với mức độ ánh sáng khác nhau, điều này đáp ứng như một phần của sự phát triển.
Với nghiên cứu trên, giới khoa học sẽ áp dụng để tìm hiểu thêm về những con voi khác bên ngoài Tanzania, đồng thời nghiên cứu có thể được áp dụng để bảo vệ các trang trại tránh khỏi thiệt hại to lớn do loài voi gây ra.
BN (Theo khoahoc.com)