Ở Rumani, làng Costesti, có một loại đá kỳ lạ, gọi là đá Trovants. Trovants là loại đá bí ẩn nhất thế giới, khiến các nhà khoa học hết sức quan tâm. Điều kinh ngạc là trong và sau mỗi trận mưa, đá Trovants ở làng Costesti mọc lên như… nấm. Những hòn đá cứ thể lớn lên, phình to một cách kỳ lạ.
Ở Rumani, làng Costesti, có một loại đá kỳ lạ, gọi là đá Trovants. Trovants là loại đá bí ẩn nhất thế giới, khiến các nhà khoa học hết sức quan tâm. Điều kinh ngạc là trong và sau mỗi trận mưa, đá Trovants ở làng Costesti mọc lên như… nấm. Những hòn đá cứ thể lớn lên, phình to một cách kỳ lạ.
Các nhà khoa học đã đặt camera tự động và nhận thấy chúng như một cơ thể sống, đang lớn lên từ đất. Trong tiếng Rumani, Trovants có nghĩa là xi măng cát. Tuy nhiên, không có nghĩa nó được làm từ hỗn hợp xi măng và cát trong xây dựng.
Loại đá này đã được hình thành từ cả chục triệu năm trước theo cách thức mà các nhà khoa học còn đang tranh cãi. Phần đông ý kiến cho rằng, những vụ động đất đã tạo ra loại đá này và từ kiến tạo địa chất, chúng trồi lên mặt đất cũng đã cả triệu năm nay. Điều mà cư dân trong làng đều biết, đó là đá Trovants chỉ lớn lên khi có mưa.
Các khối đá với đủ các hình thù khắp vùng đua nhau lớn lên. Người ta còn gọi đó là lúc đá "dậy thì". Các nhà địa chất đã nghiên cứu khá kỹ về loại đá này và đã công bố các công trình nghiên cứu. Theo đó, bên trong những tảng đá Trovants là lõi đá cứng, nhưng vỏ lại do cát cấu tạo nên.
Đây là kết quả của quá trình thấm carbon xảy ra cách nay hàng triệu năm. Cụ thể hơn là vào đầu giai đoạn hình thành đá trầm tích. Trong quá trình kết hạch sa thạch đã tạo ra những hòn đá với hình thù kỳ quái, là bởi sự tiết xi măng không đồng đều.
Sở dĩ chúng lớn được, là bởi chúng thấm một lượng nước vô cùng lớn. Người ta đã đo được độ lớn kinh ngạc của chúng sau khi trời ngừng mưa một thời gian. Có những tảng đã đã lớn gấp đôi so với kích cỡ ban đầu. Những tảng đá lớn có thể phình thêm chu vi cả mét.
Hiện các nhà khoa học đang nghiên cứu về sự hình thành của đá Trovants nhờ những mẫu vật đặc biệt sẵn có.
TS (Theo khoahoc.com)