Ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn cuộc sống

08:07, 24/07/2014

Thực tế cho thấy, khi khoa học công nghệ được chú trọng đầu tư thì không những năng suất, chất lượng sản phẩm công - nông nghiệp - dịch vụ - thương mại được nâng cao, mà còn kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của nhiều lĩnh vực đời sống xã hội khác. Điều đó được chứng minh qua thực tế tại huyện Đức Trọng.

Thực tế cho thấy, khi khoa học công nghệ được chú trọng đầu tư thì không những năng suất, chất lượng sản phẩm công - nông nghiệp - dịch vụ - thương mại được nâng cao, mà còn kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của nhiều lĩnh vực đời sống xã hội khác. Điều đó được chứng minh qua thực tế tại huyện Đức Trọng.
 
Trồng ớt ngọt xuất khẩu theo công nghệ cao tại xã Tân Hội
Trồng ớt ngọt xuất khẩu theo công nghệ cao tại xã Tân Hội
 
Một trong những lĩnh vực được cấp ủy, chính quyền các địa phương Đức Trọng quan tâm đầu tư hàng đầu là công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ trí thức, bởi đây chính là nền tảng của sự phát triển bền vững, có chiều sâu của mọi lĩnh vực xã hội, cũng như của nền kinh tế tri thức. Thực hiện chỉ đạo của BTVHU, các cấp, các ngành đã tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, CNVC được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng tập trung và tại chức ngắn hạn, dài hạn, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức khoa học, kỹ thuật. Mặt khác, mạnh dạn tiếp nhận, bố trí công việc hợp lý, khoa học cho những sinh viên được đào tạo bài bản tại các trường đại học, trên đại học sau khi tốt nghiệp ra trường. Bằng cách làm đó, Đức Trọng đã từng bước chuẩn hóa được bộ máy tổ chức, trong đó nguồn nhân lực có trình độ khoa học tự nhiên, xã hội không ngừng tăng qua hàng năm. Cùng với đó, các cấp, các ngành của huyện cũng đã quan tâm đầu tư, tạo điều kiện để cán bộ, CNVC tự học nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức khoa học kỹ thuật và nghiên cứu các đề tài khoa học, ứng dụng vào sản xuất nông - công nghiệp, dịch vụ, thương mại và nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống. Do vậy, đã có nhiều đề tài khoa học được ứng dụng vào sản xuất các giống cây trồng có ưu thế lai tạo về lúa, ngô và rau quả, áp dụng các biện pháp sinh học hiện đại và công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý đất đai; ứng dụng chế phẩm sinh học để xử lý vỏ cà phê thành phân bón hữu cơ vi sinh; xử lý mùi hôi trong chăn nuôi; xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm chồn hương sinh sản, thỏ sinh sản Newzealand; thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá Chiên Bararius… Nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi giống mới được ngành nông nghiệp đầu tư xây dựng thử nghiệm và khi thành công bàn giao cho các hộ dân trực tiếp quản lý, nhân rộng như: Mô hình nuôi chồn hương sinh sản, nuôi thỏ Newzealand, nuôi bò sữa chất lượng cao tại xã Hiệp Thạnh, Tà Hine, N’Thôn Hạ… Mô hình trồng hoa cẩm chướng, trồng rau, hoa cao cấp trong nhà kính, nhà lưới, trồng ớt ngọt phủ màng che polime tại các xã Hiệp An, Hiệp Thạnh, Liên Hiệp, Liên Nghĩa, Phú Hội, Tân Hội, Tân Thành… Ngoài việc đầu tư xây dựng các mô hình thử nghiệm, trình diễn; các ngành chức năng của huyện còn trực tiếp chuyển giao KHCN cho người dân tại các địa phương chủ động sản xuất, chăn nuôi theo hướng công nghệ, đạt hiệu quả kinh tế cao. Nhờ vậy, đến nay, trên địa bàn huyện Đức Trọng có 2.395,5ha sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, trong đó có 122ha nhà kính, 53,65ha nhà lưới, 1.382ha tưới nhỏ giọt, 838ha phủ màng polime và hàng chục trang trại, cơ sở chăn nuôi tập trung, kỹ thuật cao. Hiệu quả kinh tế mang lại đối với các mô hình sản xuất, chăn nuôi theo hướng công nghệ cao cao gấp hàng chục, hàng trăm lần so với sản xuất, chăn nuôi truyền thống trước đây. Hiện có nhiều mô hình sản xuất rau, hoa cao cấp tại các xã Hiệp Thạnh, Hiệp An, Bình Thạnh, Phú Hội đạt giá trị 800 triệu đồng, thậm chí trên 1 tỷ đồng/đơn vị diện tích ha. 
 
Không chỉ có lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng - dịch vụ - thương mại - giáo dục - y tế - quản lý đất đai - cải cách hành chính, đặc biệt là quản lý điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương cũng được ứng dụng KHCN đạt hiệu quả cao. Chẳng hạn: Một số doanh nghiệp đã ứng dụng thành công khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến rau quả như: Công ty Rau nhà xanh, Công ty Đà Lạt - Nhật Bản, Taishine; Nhà máy cấp đông, Công ty chế biến trà Đài Loan, Viên Sơn, Công ty CP cơ khí Lâm Đồng ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất các sản phẩm cơ khí, ống cống bê tông ly tâm, Công ty CP phân bón Bình Điền Lâm Đồng ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ, vi sinh chất lượng cao, giá thành hạ… Nhiều doanh nghiệp, nhiều ngành đã sử dụng công nghệ thông tin qua mạng internet, trang website để quảng bá hàng hóa, bán hàng qua mạng, ứng dụng hệ thống CSDL GIS trong quản lý đất đai, quản lý hạ tầng xây dựng và giao thông, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý thuế, tài nguyên môi trường. Ngành giáo dục đã ứng dụng KHCN trong quản lý, giảng dạy bằng việc đưa máy chiếu Projector, ứng dụng phần mềm Violet, Cabri… vào soạn bài và sử dụng giáo án điện tử… Ngành y tế ứng dụng KHCN quản lý bệnh nhân trên mạng, quản lý quy trình chụp Citi, X-quang, xét nghiệm, thử máu, điều trị bệnh nhân, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Đặc biệt, các cấp ủy, chính quyền địa phương đã ứng dụng KHCN trong chỉ đạo, quản lý, điều hành thông qua hình thức giao ban, hội nghị trực tuyến, chuyển phát văn bản hành chính qua mạng… vừa tiện ích, vừa tiết kiệm, hiệu quả.
 
Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và 5 năm thực hiện Thông báo Kết luận số 234/TB-TW của Bộ Chính trị (khóa X) về “KHCN, nhiệm vụ và giải pháp phát triển KHCN đến năm 2020”, huyện Đức Trọng đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm quý báu sau: Cần nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, các ban ngành đoàn thể về vai trò, vị trí của KHCN. Cần tăng cường công tác nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm các đề tài nghiên cứu KHCN vào cuộc sống. Cần có sự phối kết hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong nghiên cứu, ứng dụng KHCN vào thực tiễn cuộc sống.
 
Hoàng Vương Mỹ