Thử nghiệm đèn led trong nuôi cấy mô

04:05, 27/05/2015

Đèn diot phát quang hay còn gọi là đèn LED có phổ ánh sáng phù hợp với từng loại cây trồng giúp tăng năng suất, tiết kiệm điện, đặc biệt là giúp tạo ra những sản phẩm sạch, sản phẩm trái vụ; với những ưu điểm đó, Trung tâm Ứng dụng KH&CN thuộc Sở KH&CN Lâm Đồng đang tiến hành thử nghiệm việc thay thế đèn huỳnh quang bằng đèn LED trong nuôi cấy mô.

Đèn diot phát quang hay còn gọi là đèn LED có phổ ánh sáng phù hợp với từng loại cây trồng giúp tăng năng suất, tiết kiệm điện, đặc biệt là giúp tạo ra những sản phẩm sạch, sản phẩm trái vụ; với những ưu điểm đó, Trung tâm Ứng dụng KH&CN thuộc Sở KH&CN Lâm Đồng đang tiến hành thử nghiệm việc thay thế đèn huỳnh quang bằng đèn LED trong nuôi cấy mô.
 
Anh Phan Quốc Chính - Trưởng phòng Công nghệ sinh học đang theo dõi sự phát triển của cây khi được thay bằng đèn LED
Anh Phan Quốc Chính - Trưởng phòng Công nghệ sinh học đang theo dõi sự phát triển của cây
khi được thay bằng đèn LED
 
Đèn LED sử dụng hai chùm sáng màu đỏ và màu xanh có đỉnh cực đại ở độ dài sóng 662nm và 430nm. Lúc đó, quang phổ đèn LED gần trùng với quang phổ hấp thụ của các diệp lục tố của cây trồng. Như vậy, các loài cây trồng có thể hấp thụ tối đa để chuyển năng lượng ánh sáng đèn LED thành năng lượng tế bào (trong khi hiệu suất sử dụng của cây đối với năng lượng mặt trời và các nguồn ánh sáng trắng chỉ vào khoảng 35%). Ngoài ra, đèn LED còn giúp tiết kiệm điện năng (khi sử dụng đèn huỳnh quang, 1m2 diện tích cây trồng tiêu thụ 0,5KW điện, nếu dùng đèn LED chỉ cần 0,27KW điện). Dự tính đến cuối năm 2015, Trung tâm Ứng dụng KH&CN Lâm Đồng sẽ triển khai việc thay thế đèn huỳnh quang bằng đèn LED tại các cơ sở nuôi cấy mô trên địa bàn tỉnh.       
 
 PHAN NHÂN